Việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn ISO tại các nước đang phát triển tạo ra nhiều lợi ích to lớn trong dài hạn. Chúng giúp tạo thành một khuôn khổ tổng thể cho kỹ thuạt và đào tạo nhằm hỗ trợ các nước thành viên.
XEM THÊM: Chứng nhận ISO 9001:2015 cho các doanh nghiệp sản xuất
Theo thống kê
thì hiện nay có đến gần 75% các nước đang phát triển là thành viên của ISO. Nhiều
quốc gia trong số đó gặp phải những thách thức lớn về biến đổi khí hậu và cạnh tranh
thương mại bền vững. Các hệ thống ISO đã cung cấp một công cụ giải quyết thách thức
này một cách hiệu quả nhất.
Với mục đích giúp trao quyền lợi cho các thành viên của ISO có thể đóng góp tiếng nói tích cực của mình vào việc xây dựng hệ thống ISO tốt hơn đặc biệt là các tiêu chuẩn giải quyết thách thức xã hội, kinh tế và môi trường. Đây cũng là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và tầm nhìn của ISO “Làm cho cuộc sống dễ dàng, an toàn và tốt hơn” vào năm 2030.
Kế hoạch này đã được cập nhật nhiều lần kể từ khi thực hiện vào
năm 2005 và phiên bản mới nhất đề cập đến các nhu cầu hiện tại và ưu tiên của
các thành viên ISO. Nhận thức được những thách thức do hoàn cảnh hiện tại
đặt ra, nó dựa trên công cụ để cung cấp hỗ trợ từ xa, chẳng hạn như giải pháp
học tập kỹ thuật số, huấn luyện từ xa và dịch vụ tư vấn trong nước.
Tổng thư ký ISO Sergio Mujica cho biết Kế hoạch hành động đang
được thực hiện bởi đơn vị xây dựng năng lực của ISO, đơn vị vừa ra mắt trang
web mới nhằm làm nổi bật các dự án đang thực hiện cũng như những thành
công mẫu mực. Trang web này cũng cung cấp thông tin cho thành viên và các
bên liên quan của họ, những người muốn tham gia.
Cũng theo lời ông Sergio
Mujica cho biết, kế hoạch hành động nhằm hỗ trợ các thành viên ISO, người hưởng
lợi thực sự là các bên liên quan.
Ông giải thích: “Sức mạnh của ISO không chỉ có ở các thành viên
mà còn là sức mạnh của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia để Tổ chức của chúng tôi
duy trì hoạt động phù hợp và hiệu quả. Kế hoạch hành động mới này được
phát triển thông qua quá trình tham vấn ý kiến thành viên toàn diện để đảm
bảo nó đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của họ. Chúng tôi tự tin rằng
điều đó sẽ tăng cường khả năng tham gia của họ và mang lại lợi ích cho tất cả
mọi người liên quan đến các tiêu chuẩn ISO”.
Kế hoạch hành động cho các nước đang phát triển cũng là một phần
chính trong cam kết của ISO trong việc biến thế giới thành một thế giới an toàn
hơn, tự do hơn, thịnh vượng hơn và bền vững hơn cho các thế hệ tương lai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét