Ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng tươi sáng trong năm 2020

Trong năm 2020 với những thay đổi dịch chuyển về đầu tư và thương mại toàn cầu đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành dệt may. 

Năm 2018 ngành may mặc đã đạt được những bước tiến mạnh nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Khi mà kim ngạch xuất khẩu đạt 36 tỷ USD tăng 16% so với năm 2017. Tuy nhiên bước sang năm 2019 thị trường có sự giảm dốc nhạt. Tuy sự tăng trưởng vẫn ĐẠT 7,55% so với năm trước nhưng xuất khẩu toàn ngành lại không đạt 40 tỷ USD. 


Đây được đánh giá là xu hướng chung của nhiều quốc gia xuất khẩu dệt may: Trong đó Trung Quốc giảm 2,3%, Pakistan giảm 4,6%, trong khi Ấn Độ tăng 1,4% và Bangladesh tăng 2, 4%, riêng Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng khoảng 7,5%. Với kim ngạch xuất khẩu đạt mức độ tăng trưởng dương tuy nhiên năm 2019 đặt ra nhiều vấn đề cho ngành 

Các đơn hàng XK dệt may kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020

Bên cạnh các tác động từ việc giảm cầu thì khó khăn lớn nhất của ngành dệt may chính là xu hướng kinh doanh ngắn hạn và có phần e dè trước diễn biến của chính sách thương mại quốc tế. Với những đơn đặt hàng nhỏ lẻ khiến cho việc đội vốn chi phí lên đáng kể khiến doanh nghiệp e dè đầu tư cho dù vẫn có sự tăng trưởng về doanh thu 

Cùng với đó là các yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ từ sợi và vải để có thể có được lợi ích thuế quan từ các FTA thế hệ mới, áp lực về lao động và tiền lương do Việt Nam là nước có tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, tỷ giá ổn định và không còn lợi thế nhân công rẻ so với các nước cạnh tranh.

Mặc dù kế hoạch của năm 2020 đã được các DN triển khai từ cuối năm 2019 nhưng vẫn phải theo dõi tình hình, diễn biến của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại diễn biến phức tạp. Việc mở rộng các thị trường trong CPTPP trong thời gian qua chưa nhiều nên tiếp tục khai thác. Cùng với đó, cần kết hợp với các khách hàng NK để lựa chọn các mã hàng có thể khai thác được các lợi thế về nguyên phụ liệu.


Bên cạnh đó, đáp ứng các tiêu chí về môi trường, sản xuất xanh, tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo được như nước, điện, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế và trở thành thành viên của chuỗi cung ứng toàn cầu là nhiệm vụ bắt buộc để DN có thể phát triển bền vững.

Bên cạnh đó cần có những am hiểu về luật lệ của nước bạn khi chấp nhận tham gia sân chơi chung trên thế giới. Một trong số đó chính là áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế mà bạn hàng đang yêu cầu và bắt buộc với các nước xuất khẩu. 

Một trong số tiêu chuẩn đó chính là WRAP. Bộ tiêu chuẩn được hầu hết các doanh nghiệp may mặc trên thế giới áp dụng nhằm đảm bảo công bằng cho người lao động và đạo đức trong kinh doanh cộng với việc bảo vệ môi trường. 

Lợi ích các doanh nghiệp nhận được từ việc chứng nhận của WRAP là chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của hiệp hội mua hàng Mỹ về trách nhiệm xã hội. Giấy chứng nhận mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp về cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay  gắt hoạt động xuất khẩu trên toàn cầu. WRAP là tổ chức được thừa nhận và được chấp nhận bởi rất nhiều tổ chức như các đơn vị bán lẻ Quốc tế, các nhà sản xuất thương hiệu và nhà cấp phép. 

Các doanh nghiệp tại các nước phát triển xem việc được chứng nhận của WRAP là “Giấy thông hành quốc tế để xuất khẩu vào các nước phương tây” 

Liên hệ KNA để được tư vấn WRAP chuyên nghiệp nhất !


Share on Google Plus

About kna cert

0 nhận xét:

Đăng nhận xét