Dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón của KNA CERT


Căn cứ :
Theo nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lý nhà nước về hợp quy phân bón
  • Công văn số 2242/BVTV-QLPB - Cục bảo vệ thực vật gửi đến Sở nông nghiêp và phát triển nông thôn.
  • Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón thuộc phạm vi  quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Và một số văn bản pháp lý khác.

Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.
Hợp quy phân bón được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam

Tại sao phải chứng nhận hợp quy phân bón?

Phân bón là một trong những yếu tố chiếm bị trí quan trọng trong vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu được sử dụng đúng theo quy định thì phân bón sẽ là loại hóa chất phát huy được những ưu điểm, đem lại sự màu mỡ cho đất đai, tăng sản phẩm phục vụ cho đời sống sản xuất và con người. Nhưng ngược lại, nếu người sản xuất sử dụng phân bón sử dụng quá mức cho phép thì sẽ chính là tác nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường đất, môi trường sản xuất và môi trường sống.
Từ ngày 01/01/2007, luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam đã có quy định riêng cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, môi trường thì phải có chứng nhận hợp quy, như hợp quy phân bón
Các sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy nếu các tổ chức, doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, trong đó có các sản phẩm phân bón, theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT, đã ban hành Danh mục sản phẩm hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bắt buộc phải chứng nhận.
Các sản phẩm phân bón phải chứng nhận hợp quy
Theo thông tư số 36/2010/TT – BNNPTNT bao gồm:
-        Urê
-        Supe lân
-        Phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy
-        Phân hữu cơ
-        Phân hữu cơ sinh học
-        Phân hữu cơ khoáng
-        Phân hữu cơ vi sinh
-        Phân vi sinh vật
-        Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng
-        Các loại phân bón: Hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh,hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến  từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.

Lợi ích của sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy:

Lợi ích chứng hợp quy phân bón đối với nhà sản xuất:
-        Có cơ hội cạnh tranh cao hơn với các doanh nghiệp chưa chứng nhận
-        Có cơ hội xuất khẩu sang các nước lớn khi sản phẩm đạt chứng nhận an toàn
-         Chất lượng sản phẩm được ổn định và nâng cao
-        Tạo niềm tin cho đối tác và người tiêu dùng khi sản phẩm có giấy chứng nhận phù hợp

-        Người tiêu dùng sẽ yên tâm về các sản phẩm sử dụng
-        Đáp ứng được các yêu cầu quản lý về vấn đề an toàn và sức khỏe người tiêu dùng
-        Đảm bảo được vấn đề an toàn môi trường
-        Giúp cho các cơ quan quản lý giảm thời gian hoặc hình thưc kiểm tra theo quy định
Share on Google Plus

About kna cert

0 nhận xét:

Đăng nhận xét