Tiêu chuẩn Organic hiện đang phổ biến ở Việt Nam tuy nhiên việc triển khai sản xuất theo phương thức này không đơn giản. Vậy tiêu chuẩn Organic là gì? Liệu bạn đã nắm rõ và hiểu biết tiêu chuẩn này chưa? Nếu chưa hãy cùng Dube Việt Nam tìm hiểu về nó nhé !
Hiện nay ở Việt Nam, tiêu chuẩn Organic đang được phổ biến ngày càng rộng rãi, tuy nhiên việc triển khai thực hiện sản xuất theo phương pháp này không hề đơn giản. Vậy tiêu chuẩn Organic là gì? Để nắm rõ hơn về tiêu chuẩn này, mời các bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé
Tiêu chuẩn Organic là sản phẩm hữu cơ, là những sản phẩm được trồng với điều kiện không sử dụng thuốc trừ sâu, bùn thải, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoặc bức xạ ion.
Các động vật cho thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa không dùng thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng.
Các sản phẩm hữu cơ được sản xuất từ những nông trại được chú trọng việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và bảo tồn nguồn đất, nước để nâng cao chất lượng môi trường, môi trường sinh thái cho thế hệ tương lai.
CHỨNG NHẬN HỮU CƠ ORGANIC NHƯ THẾ NÀO ?
Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ , người sản xuất hữu cơ, nông dân có yêu cầu phải tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất nào nó trong nông nghiệp hữu cơ. Nhờ có tiêu chuẩn này giúp định hình được các bước đi trong sản xuất, giúp nhận biết được những việc cần làm và những điều không được làm trong canh tác hữu cơ, chẳng hạn như các tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng hóa chất.
CÁC YÊU CẦU CỦA CHỨNG NHẬN
Đa dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ giúp các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì nhiêu của đất và ngăn cản sâu bệnh. Tính đa dạng sinh học sẽ giúp cho môi trường sản xuất có thêm năng lục sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.
Về vùng đệm: Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất hoặc từ vùng bên cạnh sang
Về sản xuất song song: không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ
Về hạt giống và vật liệu trồng trọt: tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, tuy nhiên hiện đã được xác nhận rằng ở nước ta hiện chưa có hạt giống và cây con hữu cơ để đpá ứng sản xuất
Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ có thể ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Mặc dù công nghệ cao nhưng đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.
Về các đầu vào hữu cơ: Theo tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Vì thế, người nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ
CHỨNG NHẬN HỮU CƠ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?
Các tổ chức, đơn vị chứng nhận hữu cơ tạo nên một hệ thống quy định mà một sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng để được chứng nhận. Những quy định này nhằm đáp ứng những tiêu chí sau, bao gồm:
- Yêu cầu mức độ tối thiểu các thành phần hữu cơ có trong sản phẩm
- Tỉ lệ các thành phần tổng hợp được cho phép, như : chất bảo quản, chất hóa học, hương liệu…
- Các thành phần mà sản phẩm có thể hoặc không có thể trong sản xuất
- Các quá trình có thể sử dụng để tạo ra hoặc quá trình sản xuất
- Thành phần nước được tính sẵn
Thực hiện giấy chứng nhận Organic giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có thể đem đến cho người tiêu dùng những thực phẩm sạch, đạt các tiêu chuẩn chất lượng, giúp người tiêu dùng an tâm trong việc lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, có tiêu chuẩn Organic này giúp cho các tổ chức dễ dàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới
0 nhận xét:
Đăng nhận xét