Bộ Công Thương mạnh tay ‘trảm’ hàng giả nhãn mác, giả thương hiệu

Để giúp ngăn chặn nạn hàng giả và kém chất lượng thì mới đây Bộ Công Thuwong đã thành lập được một Tổ công tác chuyên trách thực hiện kế hoạch đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm này.
Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trên thị trường hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang tồn tại rất nhiều. Cứ mặt hàng nào được ưa chuộng là bị làm giả, làm nhái, nhất là các sản phẩm tiêu dùng như quần áo, túi xách, giày dép, phụ kiện thời trang, đồ gia dụng, đồ điện tử, thiết bị nội thất, đồng hồ đeo tay, điện thoại di động, mỹ phẩm, trang sức, đông dược, tân dược, thực phẩm chức năng...

Trong năm 2017 hiện nay các cơ quan đã phát hiện được gần 300.000 vụ việc có liên quan đến vi phạm hàng hóa. Nộp thu ngân sách nhà nước với số tiền xử phạt vi phạm đạt 23,101,6 tỷ đồng.



Hàng giả, hàng nhái thương hiệu hoành hành cần xử lý nghiêm. Ảnh minh họa  


Trước đó Bộ Công Thương đã vừa bàn giao ban hành những quyết định số 570/QĐ - BCĐ389BCT thành lập Tổ công tác chuyên trách thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại các địa bàn trọng điểm đến hết năm 2020.

Theo đó, việc triển khai kế hoạch chủ yếu được thực hiện trên hai nhóm nội dung chính là kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; tuyên truyền, hoàn thiện chính sách, pháp luật phòng chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả mạo xuất xứ.

Theo kế hoạch, trong năm 2018, tổ sẽ tiếp nhận thông tin và thẩm tra, xác minh thông tin về dấu hiệu vi phạm hoặc hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ và các vi phạm khác như: Hàng giả, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tập trung tiến hành kiểm tra thí điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, mở rộng phạm vi kiểm tra đối với một số tổ chức, cá nhân có dấu hiệu hoặc hành vi vi phạm tại các thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Tiếp đến, năm 2019, tổ sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính tại 5 thành phố trực thuộc trung ương và mở rộng phạm vi đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ và các vi phạm khác… tại các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Quảng Trị, Kiên Giang, Tây Ninh, Long An. Đến năm 2020, lực lượng này sẽ tiến hành kiểm tra xử lý vi phạm hành chính diện rộng trên toàn bộ địa bàn trọng điểm gồm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.


Để thực hiện tốt nhiệm vụ, tổ công tác sẽ phối hợp với lực lượng quản lý thị trường 63 tỉnh, thành phố; đồng thời, chủ động làm việc với các bộ, ban, ngành có liên quan như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan...
Share on Google Plus

About kna cert

0 nhận xét:

Đăng nhận xét