Mới đây theo Nghị định
15/2018/NĐ-CP ban hành có hiệu lực được coi là có thể thay đổi được cơ bản những
phương thức quản lý thực phẩm ở Việt Nam. Theo Nghị định có nêu rõ tạo điều kiện
thông thoáng cho các doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm.
Nhà nước cho phép các Doanh Nghiệp được tự công bố sản phẩm:
Sẽ có 90% số sản phẩm thực phẩm
được tự công bố, với 2 hình thức chính là tự công bố và đăng kí bản công bố sản
phẩm với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra các nhóm sản phẩm cần
phải được đăng kí với các cơ quan nhà nước có lĩnh vực thẩm quyền trước khi được
phép lưu thông trên thị trường. Chính là do thực phẩm bảo vẹ sức khỏe và thực
phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng
cho trẻ em đến 36 tháng tuổi.
Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có
công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử
dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Còn các sản phẩm khác, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực
phẩm tự công bố và thông báo cho
cơ quan quản lý nhà nước do UBND tỉnh chỉ định.
Giảm thủ tục
hành chính, tăng trách nhiệm cho doanh nghiệp thực phẩm
Với những
hình thức đăng kí những bản công bố sản phẩm thì về trình tự , các thủ tục đăng
kí bản công bố sẽ được cắt giảm các loại giấy tờ đồng thời thời gian sẽ được
rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 7 ngày từ nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 30
ngày xuống còn có 21 ngày.
Theo TS
Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, điểm mới của
Nghị định 15 lần này là thay đổi cơ bản về phương thức kiểm tra nhà nước đối với
thực phẩm nhập khẩu:
Phương
thức kiểm tra giảm: Trước đây là kiểm tra hồ sơ đối với tất cả các sản phẩm thuộc
diện kiểm tra giảm, tại Nghị định mới quy định chỉ kiểm tra xác suất tối đa 5%
lô hàng do cơ quan hải quan chọn ngẫu nhiên và thực hiện việc kiểm tra hồ sơ.
Như vậy, có đến 95% lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm không phải kiểm tra nhà nước
về an toàn thực phẩm.
Phương
thức kiểm tra thông thường là chỉ kiểm tra hồ sơ thay vì trước đây là kiểm tra
cảm quan và lấy mẫu kiểm nghiệm nếu có nghi ngờ. Thời gian kiểm tra thông thường
cũng được rút ngắn từ 7 ngày xuống chỉ còn 3 ngày. Ngoài ra, cứ sau 3 lần kiểm
tra thông thường đạt thì được chuyển sang phương thức kiểm tra giảm.
Phương
thức kiểm tra chặt chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có cảnh báo của Bộ quản lý chuyên ngành,
UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất
hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó. Tuy nhiên, thời
gian kiểm tra chặt được rút ngắn từ 10 xuống còn 7 ngày.
Từ ngày
01/7/2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét