Có thể nói tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng ra và phát
triển hơn 30 năm đã thay đổi bộ mặt của ngành vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế
giới rất nhiều. ISO 22000 được xây dựng ra giúp doanh ngiệp kiểm soát được hệ thống
vệ sinh an toàn thực phẩm của mình trong suốt quá trình từ chế biến, sản xuất
vv. Với phạm vi mang tính quốc tế sẽ giúp cho sản phẩm xủa Doanh Nghiệp có cơ hội
xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Một số
chia sẻ về thuật ngữ liên quan đến ISO 22000
Khái niệm
An toàn thực phẩm :
An toàn thực phẩm là một vấn đề khá quan trọng trong mỗi
Doanh Nghiệp sản xuất thực phẩm tốt nhất. An toàn thực phẩm có liên quan đến
các mối nguy hại an toàn thực phẩm khi tiêu thụ sản phẩm. Bất kì giai đoạn nào
của chuỗi thực phẩm đều có thể xảy ra các mối nguy an toàn thực phẩm. nên nhất
thiết phải có sự kiểm soát thích hợp trong toàn bộ chuỗi thực phẩm.
Chuỗi thực phẩm :
Chuỗi thực phẩm là trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan
đến sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản và sử dụng thực phẩm và thành phần
của thực phẩm đó, từ khâu sơ chế đến tiêu dùng.
Các
tổ chức trong chuỗi thực phẩm bao gồm từ nhà sản xuất thức
ăn chăn nuôi và nhà sơ chế thực phẩm, nhà bảo quản, vận chuyển,
nhà thầu phụ cho tới các nhà phân phối và điểm dịch vụ bán lẻ (cùng với các tổ
chức có liên quan như nhà sản xuất thiết bị, vật liệu bao gói, dịch vụ làm sạch,
các nguyên liệu và thành phần phụ gia).
Sự
khác nhau giữa tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP
Một điểm
khác biệt giữa tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP chính là ISO 22000 có qui định
thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc tương tự ISO 9001. ĐiỀU này
đã tạo ra thuận lợi cho việc tích hợp thêm tiêu chuẩn iso 22000 và ISO 9001.
Tiêu chuẩn
ISO 22000 đưa ra 4 yếu tố chính được đưa ra hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Tất cả các yếu tố giúp đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt những chuỗi cung ứng
thực phẩm từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Với 4 yếu tố chính của
tiêu chuẩn này chính là:
o Trao đổi thông tin: Việc
trao đổi thông tin và nắm bắt chúng là điều rất quan trọng để giúp đảm bảo được
các mối nguy và giúp xác định được mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Trao đổi thông tin với khách hang và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được
xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của
khách hàng.
o Quản lý hệ thống: Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật
trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý
chung của tổ chức.
Tiêu chuẩn
ISO 22000 này có liên kết chặt chẽ với tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm tăng độ tương
thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách
độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản
xuất thực phẩm.
o Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite
programmes): Các
chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để
duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện
và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an
toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những
chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm.
o Các nguyên tắc của HACCP: 7 nguyên
tắc của HACCP.
– Tiêu chuẩn này được các chuyên gia
trong ngành công nghiệp thực phẩm xây dựng trong phạm vi của ISO, cùng với đại
diện của các tổ chức quốc tế chuyên ngành thực phẩm và sự hợp tác chặt chẽ với
Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm Codex, cơ quan đồng thành lập bởi Tổ chức nông
lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để xây dựng các
tiêu chuẩn về thực phẩm.
– Lợi
ích chủ yếu mà ISO22000 mang lại cho các tổ chức khi áp dụng hệ thống HACCP
(Phân tích mối nguy và thiết lập điểm kiểm soát tới hạn) do tổ chức Codex đề ra
sẽ là dễ dàng hơn trong việc áp dụng một cách thống nhất về vệ sinh thực phẩm
mà không có sự khác biệt đối với các quốc gia và các sản phẩm thực phẩm có liên
quan.
–
ISO22000 được thiết kế để phù hợp với tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
thực phẩm và có thể áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm này. Phạm vi của hệ thống
an toàn thực phẩm bao gồm những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, những nhà sản
xuất thực phẩm sơ chế, các hãng vận chuyển và bảo quản thực phẩm, và các nhà thầu
phụ bán lẻ về thực phẩm và các cửa hàng dịch vụ ăn uống, cùng các tổ chức liên
quan như những nhà tổ chức trang thiết bị, vật liệu đóng gói, tác nhân làm sạch,
các thành phần và các chất phụ gia…
– Tiêu
chuẩn này trở nên thiết yếu bởi sự gia tăng đáng kể tỷ lệ bệnh tật do ngộ độc
thực phẩm, điều này không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển mà xảy ra ngay
cả ở những nước phát triển. Thêm vào đó, mối nguy hại cho sức khoẻ và bệnh tật
do ngộ độc thực phẩm mang lại có thể làm cho việc chi tiêu tăng lên đáng kể do
phải trả phí chữa bệnh, nghỉ việc, thanh toán bảo hiểm, bồi thường theo luật…
–
ISO22000 theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được các yêu cầu quản lý an toàn trong
dây chuyền cung cấp thực phẩm một cách có hệ thống và đề ra giải pháp thống nhất
cho việc thực hành tốt hệ thống này trên phạm vi toàn cầu. Thêm vào đó, hệ thống
an toàn thực phẩm phù hợp theo tiêu chuẩn ISO22000 có thể được chứng nhận – điều
này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà cung cấp trong lĩnh vực thực phẩm.
Mặc dù tiêu chuẩn này có thể được áp dụng mà không cần có sự chứng nhận phù hợp,
đơn giản chỉ vì lợi ích của nó mang lại.
–
ISO22000 kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc của HACCP và bao quát các tiêu chuẩn
then chốt được xây dựng bởi rất nhiều các nghiệp đoàn bán lẻ thực phẩm toàn cầu
cùng với sự tham gia của những chuyên gia trong ngành thực phẩm.
Cảm ơn bài viết của ban
Trả lờiXóaAn toàn lao động
Chứng chỉ An toàn lao động
Thẻ an toàn lao động
Học an toàn lao động
Huấn luyện an toàn lao động
Bài viết hay hữu ích về chủ đề Giấy chứng nhận ISO 22000
Trả lờiXóaTìm hiều chi tiết xem tại Giấy chứng nhận ISO 22000
Trả lờiXóa