Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được xây dựng nhằm thúc đẩy sự tin cậy trong hoạt động của các phòng thí nghiệm.Việc sử dụng tiêu chuẩn này sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm và cơ quan khác, hỗ trợ việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm và trong việc hài hòa các tiêu chuẩn và thủ tục.
Xem thêm: So sánh tiêu chuẩn ISO 17025 và tiêu chuẩn ISO 9001
Bộ tiêu chuẩn ISO 17025 là gì?
Những phòng thử nghiệm thường hay áp dụng ISO 17025. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu có đưa ra những yêu cầu đối với một phòng thử nghiệm hiệu chuẩn cần đạt được. Hiện nay bộ tieu chuẩn này đã được hầu hết các nước áp dụng và nhận được những lợi ích to lớn khi áp dụng. Trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp và cơ quan quản lý sẽ không chấp nhận kết quả kiểm tra hoặc hiệu chuẩn từ phòng thí nghiệm không được công nhận.
Các phiên bản của chuẩn ISO 17025
Đã có ba phiên bản được ban hành vào các năm 1999, 2005 và mới nhất là 2017. Những thay đổi đáng kể nhất giữa phiên bản 1999 và 2005 là sự nhấn mạnh hơn vào trách nhiệm của quản lý cấp cao, các yêu cầu rõ ràng để liên tục cải thiện hệ thống quản lý và giao tiếp với khách hàng. Nó cũng phù hợp và chặt chẽ hơn với phiên bản 2000 của ISO 9001.
Theo đó, tại Việt Nam các phòng thí nghiệm có thể tiếp cận dịch vụ đánh giá mới từ tháng 7/2018 và trong năm 2019 việc đánh giá chuyển đổi cũng bắt đầu và hoàn thành.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 17025
Khi một phòng thử nghiệm được Quốc tế công nhận về năng lực sẽ có được nhiều lợi thế và cơ hội hơn các phòng thử nghiệm khác. Khi mà nền kinh tế đang dần bước vào quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ thì việc có được chứng nhận ISO 17025 sẽ là một xu hướng tất yếu không chỉ ở nước ngoài mà còn ngay tại Việt Nam.
Bên cạnh đó việc áp dụng được tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 còn giúp tập trung nguồn lực để năng cao năng lực và tạo dựng uy tín với những phép thử, kết quả của mình. Điều quan trọng hơn là kết quả các phép đo lường/thử nghiệm của các PTN được công nhận đã được Nhà nước thừa nhận về tính pháp lí. Điều này được khẳng định tại Điều 16 Chương III trong Nghị định 179/2004/NĐ-CP.
Theo như nghị định có nêu rõ “Kết quả thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hoá và hệ thống quản lí chất lượng của các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tương ứng được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài”.
Quy trình chứng nhận ISO 17025
Quy trình tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn ISO 17025 được thực hiện theo các bước như sau:
1. Đánh giá khảo sát điều kiện ban đầu của phòng thử nghiệm/ hiệu chuẩn.
2. Đào tạo về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 cho nhân sự
3. Đào tạo cách xây dựng văn bản của hệ thống tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
4. Hướng dẫn: xây đựng, áp dụng tài liệu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
5. Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
6. Đào tạo đánh giá viên nội bộ
7. Đánh giá xem xét hệ thống
8. Hướng dẫn lập thủ tục đăng ký đánh giá chứng nhận
9. Theo dõi đánh giá. hướng dẫn cải tiến, khắc phục
Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 17025
Để nhận được chứng chỉ hay giấy chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 17025. Các doanh nghiệp cần lựa chọn những tổ chức cấp chứng nhận đã được công nhận, uy tín.
Để được chứng nhận KNA CERT xin liên hệ theo số hotline: 093.2211.786
0 nhận xét:
Đăng nhận xét