Chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 45001 cho bao nhiêu yêu cầu ?

Hệ thống tiêu chuẩn iso 45001:2018 có những quy định về an toàn – sức khỏe- nghề nghiệp rõ ràng cần các doanh nghiệp phải tuân thủ theo. Trong bài viết này KNA CERT sẽ chia sẻ cho bạn 10 yêu cầu chính của bộ tiêu chuẩn ISO 45001 mà bạn cần phải áp dụng bên dưới đây.

Điều 1: Phạm vi tiêu chuẩn ISO 45001

Trong điều này bộ tiêu chuẩn ISO 45001 có quy định cho một hệ thống quản lý các kết quả dự kiến. Việc này tiêu chuẩn chứng nhận ISO 45001 không chỉ có những hướng dẫn việc cung cấp một khuôn khổ cho một hệ thống quản lý an toàn – sức khỏe – nghề nghiệp mà ngoài ra còn cung cấp các yêu cầu về điều kiện làm việc an toàn. Đây là một trong những cải tiến đáng có so với bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001 trước đó.

Điều 2: Tài liệu viện dẫn

Tiêu chuẩn ISO 45001 không có tài liệu viện dẫn. Điều khoản này được giữ nguyên để duy trì số thứ tự nhất quán trong các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.

So với các bộ tiêu chuẩn khác thì ISO 45001 không có tài liệu viện dẫn và điều khoản này vẫn được giữ nguyên nhằm duy trì số thứ tự nhất quán trong ccs tieu chuẩn hệ thống ISO.

Điều 3: Thuật ngữ và định nghĩa

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 tại điều khoản 3 có nêu ra những yêu cầu và kèm theo định nghĩa của ISO 45001 cùng với các định nghĩa sửa dổi từ OHSAS 18001 trước đó

Điều 4: Bối cảnh của tổ chức

Trong điều khoản này có đưa r bối cảnh của tổ chức cần doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các yếu tố nội bộ có thể là việc tái cấu trúc, hoạt động mua lại hoặc sản phẩm mới. Các yếu tố bên ngoài có thể là sự bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội. Doanh nghiệp cũng cần phải xác định nhu cầu của “các bên quan tâm” về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Điều 5: Khả năng lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

Hệ thống ISO 45001 được xây dựng trong điều khoản 5 này cần ban lãnh đạo phỉ tham gia vào nhằm giúp người lao động được tham gia và tham vấn, thành lập một ủy ban an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Ban lãnh đạo có trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách an toàn và sức khỏe. Ngoài ra cần cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh. Điều này yêu cầu ban lãnh đạo cấp cao phải tham gia vào việc phát triển, dẫn dắt và thúc đẩy một văn hóa để hỗ trợ hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Điều 6: Hoạch định

Việc nhất quán với cấu trúc cấp cao đã tạo ra một chút khác biệt cho công tác hoạch định. Vẫn có các yếu tố mà bạn có thể kì vọng và biết từ tiêu chuẩn OSHAS 18001, nhưng các yêu cầu của HLS về rủi ro và cơ hội đã mang đến một thách thức đối việc xây dựng tiêu chuẩn chứng nhận ISO 45001 trong doanh nghiệp.

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 này có cung cấp một công Việc nhất quán với cấu trúc cấp cao đã tạo ra một chút khác biệt cho công tác hoạch định. Những có các yếu tố mà bạn vẫn có thể kì vọng và cũng như biết từ tiêu chuẩn OHSAS 18001 tuy nhiên các yêu cầu của HLS về những rủi ro cũng như cơ hội đã mang lại kì vọng cũng như thách thức đối với việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 trong doanh nghiệp.

 Điều 7: Hỗ trợ

Doanh nghiệp cần phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các nguồn lực gồm nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng. Đây là một yêu cầu vô cùng quan trọng, đề cập đến tất cả nguồn lực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cần thiết.

Điều 8: Vận hành

Việc ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 45001 nhằm cải thiện và cải tiến hơn so với tiêu chuẩn OHSAS 18001. Tổ chức của bạn cần phải xác định các mối nguy hiểm mới hoặc gia tăng rủi ro trong an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để đồng thời nhận biết các cơ hội cho việc cải thiện kết quả hoạt động của cả một hệ thống thay đổi mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Điều 9: Đánh giá kết quả hoạt động

Điều khoản này cơ bản giống với tiêu chuẩn OSHAS 18001, điểm khác biệt lớn nhất đó là ở tiêu chuẩn OSHAS 18001 thì đây là một “quy trình”, còn với tiêu chuẩn ISO 45001 là một “quá trình”. Trong khi việc giới thiệu “các quá trình” thể hiện một sự nhất quán với HLS, cho thấy một hệ thống quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu lực là một hệ thống được cải tiến thường xuyên . Một quá trình là một chu trình, thể hiện một chu trình PDCA và không ở trạng thái tĩnh. Vì vậy, tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu có quá trình cho sự tham vấn, hoạch định, nhận biết mối nguy, đánh giá rủi ro và kiểm soát vận hành. 

Điều 10: Cải tiến

Tiêu chuẩn ISO 45001 không có yêu cầu liên quan đến “hành động phòng ngừa” như tiêu chuẩn OSHAS 18001 vì toàn bộ tiêu chuẩn ISO 45001 đều nhằm mục đích phòng ngừa. Đồng thời, điều khoản này còn đề cập đến yêu cầu loại bỏ nguyên nhân của sự cố và sự không phù hợp, thể hiện mục tiêu tổng thể của tiêu chuẩn là phòng ngừa chấn thương -bệnh tật, cung cấp nơi làm việc an toàn. 

XEM THÊM: 10 lợi ích tuyệt vời mà ISO 45001 đem lại cho công việc kinh doanh của bạn.

Share on Google Plus

About kna cert

0 nhận xét:

Đăng nhận xét