Nên chọn lựa SA8000 hay ISO 26000 để áp dụng trong doanh nghiệp

ISO 26000 và SA 8000 là gì?

ISO 26000 là tiêu chuẩn về hệ thống trách nhiệm xã hội do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành năm 2008, bao gồm các hướng dẫn mà không có các yêu cầu đối với các tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 26000 không phải là hệ thống quản lý và nó không được dùng để chứng nhận nhưu tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 14001

SA 8000 (Socail Accountability 8000) được Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế CEPAA (Councilor! Economic Priorities Accreditation Agency), nay được gọi là SAI (Socal Accountability International) xây dựng dựa trên 12 Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO (Internetional Labor Organization), Công ước của Liên hợp Quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. SAI là tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, trụ sở tại New York. SA 8000 khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận. Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các doanh nghiệp cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích các doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà nhằm cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc trong các ngành sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận.

Các doanh nghiệp muốn giữ vững hình ảnh thì không những phải xem xét ảnh hưởng về mặt xã hội từ các hoạt động của chính doanh nghiệp mà còn phải xem xét lại ảnh hưởng toàn diện về mặt xã hội của điều kiện làm việc cho các nhà cung cấp và các đôi tác kinh doanh của mình. Thực chất, điều này có nghĩa là kiêm soát và thực hiện việc tôn trọng cũng như đây mạnh nhân quyền của toàn thể nhân viên trong suốt chuỗi cung cấp, sản xuất và phân phối.

2 . Đối tượng áp dụng

     ISO 26000 và SA 8000 được xem là tiêu chuân về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu, có thể áp dụng cho moi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn dang thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động.

     • Lợi ích

     Theo lý thuyết kinh tế, đầu tư cho yêu tố con người cũng quan trọng như đầu tư cho tư liệu sản xuất. Cải thiện điều kiện lao động cho công nhân thực chất là biện pháp để công nhân gắn bó với nhà máy, tăng năng suất lao động. Nhà máy vận hành tốt, tất yếu lợi nhuận, doanh thu sẽ tăng theo, ISO 26000 và SA 8000 sẽ là lợi thể thực sự cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường khó tính, quan tâm nhiều tới điều kiện làm việc của người công nhân tạo ra các sản phẩm ấy.

    Việc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 26000SA &8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến doanh nghiệp và các bên liên quan khác:

    a, Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ:

     - Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thế.

     - Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.

     - Nhận thức của doanh nghiệp về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trưởng lành mạnh về an toàn, sức khoe và môi trường.

b, lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng

-        Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng

-        Gairm thiểu chi phí giám sát

-        Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá nội bộ và đánh giá định kỳ của bên thứ ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp

c, Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp

-        Cơ hội để tạo được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao.

-        Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các bên trong sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội

-        Giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau

-        Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng

-        Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người thi tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Đây là yếu tố được xem là chìa khóa cho sự thành công trong thời đại mới.

-        Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp

-        Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội

-        Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các cụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

-        Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhân sự

-        Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức

-        Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn.

-        Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý.

-        Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.

Là giấy thông hành để doanh nghiệp tham dự đấu thầu quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên cảu WTO, SA 8000 giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của những khách hàng tại Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Các bước áp dụng chứng nhận

Bước 1: Cam kết của Lãnh đạo

  • Lãnh đạo của doanh nghiệp phải cam kết nhận thức đầy đủ các lợi ích khi áp dụngISO 26000 và SA 8000, cam kết đap ứng các yêu cầu về nguồn lực. Ngoài ra, lãnh đạo cần xác định phương pháp triển khai phù hợp, thời gian thực hiện dự án và mời tổ chức tư vấn, nếu cần thiết.
  • Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo, thành lập Ban phát triển khai xây dựng hệ thống trách nhiệm xã hội. Thành phần Ban triển khai gồm đại diện ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan.

Bước 2. Đánh giá và lập kế hoạch

  • -        Đánh giá thực trạng cảu các hoạt động trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp
  • -        Xác định các khoảng cách giữa hoạt động thực tế với yêu cầu cảu tiêu chuẩn
  • -        Lập kế hoạch chi tiết cho triển khai dự án tại doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm các bộ phận liên quan và thời gian thực hiện.

Bước 3. Xây dựng Hệ thống trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp

  • -        Đào tạo nhận thức các yêu cầu cảu ISO 26000/SA 8000 và cách thiết lập văn bản Hệ thống trách nhiệm xã hội cho ban triển khai,
  • -        Tập thể người lao động của doanh nghiệp tự đề cử người làm đại diện công nhân,
  • -        Xây dựng hệ thống tài liệu: các bộ phận được phân công soạn thảo, lấy ý iến đóng góp ban hành tài liệu theo kế hoạch.

Bước 4. Áp dụng Hệ thống tài liệu

  • -        Đào tạo nhận thức chung về Hệ thống trách nhiệm xã hội cho toàn bộ nhân viên trong Doanh nghiệp,
  • -        Hướng dẫn các bộ phận áp dụng tài liệu đã viết,
  • -        Chỉnh sửa tài liệu trên cơ sở thực tế và giải quyết các vấn đề pahst sinh (nếu có ).

Bước 5. Đánh giá, cải tiến

  • -        Đào tạo đánh giá nội bộ cho các thành viên ban triển khai và một số các thành viên của các bộ phận liên quan,
  • -        Thực hiện đánh giá nội bộ,
  • -        Khắc phục và  thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá nội bộ.

Bước 6. Chứng nhận, duy trì và cải tiến Hệ thống trách nhiệm xã hội sau chứng nhận

  • -       Doanh nghiệp liên hệ và lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp và làm thủ tục đăng ký chứng nhận,
  • -        Đánh giá thử ( nếu cần) và đánh giá chứng nhận,
  • -        Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận,
  • -        Duy trì và cải tiến Hệ thống trách nhiệm xã hội sau chứng nhận.
xem thêm: https://thuvientieuchuan.org/

Share on Google Plus

About kna cert

0 nhận xét:

Đăng nhận xét