Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã
có trên 140.000 doanh nghiệp/ tổ chức được chứng nhận. Điều này cho thấy giá
trị to lớn của ISO 14001 đối với phát triển doanh nghiệp.
Sự hình thành ISO 14001
Sau
khi ban hành chứng chỉ ISO 14001, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn và đạt
chứng chỉ không ngừng tăng lên. Thời gian đầu, các công ty Việt Nam áp dụng hầu
hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với
Nhật Bản. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic,...
Honda- tập đoàn lớn đã áp dụng ISO 14001: 2015
Việc tăng số lượng các tổ
chức/ doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong
nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và
họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001.
Tại
Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức
với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác đa dạng, trong đó các
ngành nghề như Chế biến thực phẩm, điện tử, hóa chất, du lịch- khách sạn đang
chiếm tỷ lệ lớn.
Bước đầu tiên áp dụng ISO 14001
Thuận
lợi đầu tiên và về luật môi trường của nước ta ngày càng chặt chẽ hơn, nghiêm
khắc hơn. Đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi
trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện. Các văn bản
quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường,
góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
ISO 14001 nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm
Thuận lợi thứ hai đó
là sức ép của các doanh nghiệp đa quốc gia. Việc gia tăng số lượng các
doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày
càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất
lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội
để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa
nhập được vào sân chơi chung.
Ngày càng đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp
Hiện
có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/ nhà thầu của mình phải
đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và
chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Honda Việt Nam là một
trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001, tiếp theo sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng
Long, Nissin Brake, Tsukuba,.. cũng áp dụng ISO. Những hoạt động như vậy đã tạo
ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình.
Sự
quan tâm của cộng đồng đối với môi trường trong chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định cho năm tới trong tương lai đã chỉ rõ mục tiêu.
Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường
cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét