Nhờ áp dụng Tiêu Chuẩn ASC
----------------------------------------------------------
☑ Mới đây ngày 11/9, những lô sản phẩm tôm đông lạnh đầu tiên của Việt Nam đã chính thức "lên đường" đi EU sau hơn 1 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực.
👉 Điều đáng nói là Những lô tôm này đều đạt chứng chỉ ASC - tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất đối với nuôi trồng thủy sản, là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm.
☑ Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn từ các trại nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi trường và xã hội.
☑ ASC xây dựng hai tiêu chuẩn thành phần: Tiêu chuẩn trang trại (áp dụng cho các trang trại nuôi trồng thủy sản) và tiêu chuẩn chuỗi hành trình (áp dụng cho các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu - nhập khẩu, phân phối). Tuy nhiên, hiện nay, ASC chỉ mới hoàn thiện tiêu chuẩn đối với trang trại. Vì vậy, để đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản có được giấy thông hành đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, ASC kết hợp cùng MSC cung cấp tới khách hàng dịch vụ chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm MSC (CoC MSC).
👉 Đáng ghi nhận là, diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận ASC ở Việt Nam đang được nhân rộng, hiện chiếm 65% diện tích nuôi để đáp ứng yêu cầu thị trường EU.
👉 EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, hiện chiếm 13,3% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
👉 Nhờ lợi thế về thuế, tôm Việt Nam có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh, nên nhà nhập khẩu của EU cũng có xu hướng tìm tới nguồn cung từ Việt Nam nhiều hơn. Việc còn lại là phía Doanh Nghiệp Việt cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các khách hàng Châu Âu về tuân thủ an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn An toàn Thực Phẩm như: HACCP, ISO 22000, BRC, FSSC 22000, ASC, SQF 2000 vv.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét