Trong buổi làm việc với tập đoàn công nghiệp cao su có phỏng vấn ông Lê Minh Châu phó giám đốc tập đoàn xung quanh vấn đề cấp chứng chỉ FSC đối với các sản phẩm cao su xuất khẩu Việt Nam
Việc Tập đoàn Cao su Việt Nam đạt được FSC-FM/CoC cho sản phẩm mủ và gỗ cao su có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. Hàng năm, tiết kiệm một lượng lớn ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FSC – FM. Các sản phẩm sản xuất từ gỗ và nguyên liệu mũ cao su đạt chứng nhận FSC sẽ được mang nhãn hiệu riêng theo quy định của hội đồng quản lý bền vững thế giới. Qua đó, thị trường và người tiêu dùng trên thế giới nhận biết được các sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu khai thác.
Việc sản phẩm mủ cao su và gỗ cao su của tập đoàn cao su việt nam được chứng nhận FSC có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế. Hàng năm nhằm tiết kiệm được một lượng lớn ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FSC - FM.
Những sản phẩm với nhãn hiệu FSC luôn có được giá bán cao hơn và được nhiều thị trường chấp nhận hơn so với sản phẩm cùng loại. Muốn nâng cao giá trị của mình trong sản xuất sản phẩm thì cần phải có được chứng nhận FSC dễ dàng xâm nhập được vào thị trường có đòi hỏi cao về nguồn gốc của nguyên liệu, công nghệ sản xuất, về sử dụng lao động và trách nhiệm đối với cộng đồng cũng như xã hội.
Những nỗ lực của Tập đoàn cao su Việt Nam cần để đạt được chứng nhận FSC
Với nỗ lực sau 18 tháng tập đoàn thí điểm xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững theo 10 nguyên tắc của tiêu chuẩn FSC. Tổng diện tích thí điểm là 11,8 nghìn ha. Tiêu chuẩn này tạo ra nguồn nguyên liệu từ những khu rừng quản lý bền vững, bảo vệ và thân thiện với môi trường, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội.
Sau đó Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và hai đơn vị thành viên là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai và Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn FSC. Sự kiện này đã xếp Việt Nam trở thành nước thứ 3 có nguyên liệu mủ cao su FSC.
Với sản lượng cao su đạt 16 đến 18 nghìn tấn/ năm. đứng đầu thế giới về sản lượng mủ cao su đạt chứng nhận FSC. Với kết quả này, tập đoàn sẽ mở rộng diện tích rừng cao su áp dụng tiêu chuẩn FSC.
Theo ông cần những điều kiện nào để sản phẩm cao su mang thương hiệu “Made in Viêt Nam” vươn xa và phát triển bền vững tầm khu vực và thế giới?
Theo ông thì để sản phẩm thương hiệu Việt vươn xa tầm quốc tế thì cần phải có sự nỗ lực và cố gắng của nhà nước. bên cạnh đó còn phải áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, công nghệ mới
Tập đoàn Công nghiêp Cao su Việt Nam hiện nắm giữ khoảng 50% sản lượng của cả nước và nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng của sản phẩm mủ cao su mang thương hiệu của Tập đoàn, Tập đoàn luôn ý thức cao về công tác quản lý kĩ thuật, không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm từ khâu chọn giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc, khai thác đến công nghệ chế biến.
Để sản phẩm mủ cao su Made in Việt Nam có vị thế xứng tầm với năng lực hiện tại và tương lai ở khu vực và thế giới theo tôi hiện vẫn còn thiếu một bàn tay nhạc trưởng chỉ huy để có thể điều tiết quản lý hoạt động của khoảng 50% sản lượng cao su còn lại từ nông dân, tiểu điền… trong việc kiểm soát quy trình sản xuất và chế biến dẫn đến chất lượng thiếu ổn định, cạnh tranh buôn bán, xuất khẩu làm ảnh hưởng đến giá bán (xuất khẩu)… Thực tế khối lượng cao su tiểu điền chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, một thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng và thường bị động (làm giá) bởi đối tác. Để tránh vấn đề này, bên cạnh hoạt động tích cực hơn nữa của Hiệp hội Cao su, các Bộ ngành của Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Hải quan cần có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu, các đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia xuất khẩu để tránh tình trạng tranh mua tranh bán, sản phẩm không đảm bảo quy cách chất lượng dẫn đến bị ép giá gây thiệt hại chung cho ngành cao su xuất khẩu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét