Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang là xu hướng
phổ biến trên thế giới, trở thành một yêu cầu "mềm" đối với doanh
nghiệp. Ở Việt Nam, vấn đề này vẫn còn khá
mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp cần làm gì
và làm như thế nào để tăng cường trách nhiệm xã hội?
Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội
Để thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp, có khá nhiều công cụ. Theo thống kê, hiện nay trên thế
giới có hơn 1.000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
như SA 8000 - tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất, WRAP - trách nhiệm
toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc, FSC - bảo vệ rừng bền vững, ISO 14001 -
hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp, ISO 26000 - tiêu chuẩn CSR của
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa từ tháng 11/2010...
Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường khá phổ biến, chắc
hẳn ai cũng từng nghe qua. ISO, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế, đã công bố bộ
tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ
thống quản lý môi trường. Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này
đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng
và môi trường.
Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là
một vấn đề kỹ thuật. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động
là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của
người lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban
cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thể.
Nhóm làm việc của ISO về
trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác. Chỉ riêng
trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tổ chức quốc tế tham gia hội
nghị của WC SR. Thông qua hội nghị, ISO đã ban hành ISO 26000 về tiêu chuẩn
CSR vào tháng 11/2010. Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO 26000 chỉ là một
tiêu chuẩn hướng dẫn nên không thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp.
Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một
doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức
Lao động quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001
về hệ thống quản lý môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và
SA 8000 về quản lý nhân sự.
Quy
trình tư vấn trách nhiệm xã hội tại KNA
Bước
1: Khảo sát hiện trạng
Trước khi bắt đầu tư vấn xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm
xã hội, KNA Cert sẽ khảo sát, xem xét quy mô và phạm vi tư vấn tại doanh nghiệp.
Việc khảo sát, xem xét này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống
quản lý và xác định các phòng ban, bộ phận sẽ phải tham gia vào quá trình đánh
giá chứng nhận hay các điều khoản trong tiêu chuẩn có thể được loại trừ theo
tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Quá trình khảo sát doanh nghiệp sẽ được tiến
hành trong vòng 1 ngày.
Bước 2:
Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể
dựa trên các kết quả khảo sát và phân tích. Thiết lập Ban chỉ đạo và nhân sự
chuyên trách đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ khác nhau; đề cử một người lãnh
đạo cấp cao chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và thực hành trách nhiệm xã hội.
Bước
3: Tổ chức đào tạo
Sau khi khảo sát, KNA Cert sẽ tổ chức
buổi đào tạo từ sơ cấp đến nâng cao cho doanh nghiệp, truyền đạt toàn bộ kiến
thức cho học viên (ban lãnh đạo và nhân viên được doanh nghiệp chỉ định) để có
thể áp dụng tốt tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội vào tình hình thực tế tại doanh
nghiệp. Khóa đào tạo bao gồm đào tạo nhận thức, diễn giải tiêu chuẩn và đào tạo
xây dựng hệ thống tài liệu.
Sau khóa đào tạo, các học viên sẽ có khả năng xây dưng và quản lý hệ thống
tài liệu, hồ sơ; xây dựng hệ thống văn bản; áp dụng hệ thống quản lý và trở
thành đánh giá viên nội bộ.
Bước
4: Tiến hành tư vấn
Quá trình tư vấn sẽ trải qua nhiều
công đoạn, được thực hiện nhằm xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
tương ứng với mô hình của doanh nghiệp. Thời gian cụ thể tiến hành tư vấn sẽ được
thống nhất bằng văn bản giữa hai bên. Cụ thể:
1. Giới
thiệu quy trình tư vấn cho doanh nghiệp.
2. Xác
định phạm vi đăng ký chứng nhận.
3. Xác
định chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của Trưởng Ban và mọi nhân sự
then chốt tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.
4. Chuẩn
bị và xem xét các mô tả công việc của mỗi nhân viên theo cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp, phục vụ cho việc ban hành sổ tay hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội của
công ty.
5. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết, hướng dẫn công việc, chi tiết kỹ thuật,
hình thức cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn. Ban hành các chính sách và mục tiêu phải thực hiện từ các
yêu cầu của Ban lãnh đạo.
6.
Chuẩn bị sổ tay hệ thống quản
lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: phạm vi, chính sách, ban hành tài liệu,
tài liệu, quy trình vận hành hệ thống/phương pháp ...
6. Tư vấn và hướng dẫn nhân viên soạn
thảo tài liệu, sửa đổi dự thảo tài liệu hướng dẫn, kiểm soát tài liệu được biên
soạn nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động thực tế của công ty và tiêu chuẩn.
7. Tư vấn, hướng dẫn nhân viên của công
ty áp dụng các tài liệu đã được biên soạn vào các hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
8. Hướng dẫn thực hành và kiểm soát nội bộ.
9. Đánh
giá bất kỳ thiếu sót trên hệ thống của doanh nghiệp. Hướng dẫn khắc phục các nội dung
chưa phù hợp (hành động được thực
hiện để loại bỏ các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp và không phù hợp tiềm ẩn).
10. Hoàn thiện và cải tiến hệ thống quản
trị trách nhiệm xã hội.
11. Hỗ
trợ doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký đánh giá chứng nhận hệ thống.
12. Hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá.
13. Hỗ
trợ doanh nghiệp cho tất cả các hành động cần thiết để thực hiện việc xem xét,
loại bỏ bất kỳ phát hiện không phù hợp theo khuyến cáo của các Tổ chức chứng nhận.
Lý
do lựa chọn Tổ chức Chứng nhận KNA
KNA Cert (KNA CERTIFICATION) là một trong những tổ
chức có đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ tư vấn trách nhiệm xã hội tại Việt
Nam. KNA được đánh giá là một trong những tổ chức tư vấn, đào tạo và
đánh giá chứng nhận uy tín. Sử dụng dịch vụ tại KNA Cert, doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm được chi phí một cách tối đa và hỗ trợ làm thủ tục đăng ký đánh giá chứng
nhận.
Chuyên gia có kinh
nghiệm: KNA đã tư vấn, đào tạo
về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội cho nhiều tổ chức doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực ngành nghề. Các chuyên gia đánh giá
của KNA giàu kinh
nghiệm, chuyên viên tư vấn nắm rõ các văn bản pháp luật để hỗ trợ những vướng
mắc tốt nhất cho đơn vị; các vướng mắc, khiếu
nại của khách hàng đều được lắng nghe và hỗ trợ một cách nhiệt tình nhất.
Mạng lưới văn phòng khắp cả
nước: KNA với văn phòng đại diện và chi nhánh khắp các tỉnh
thành giúp việc đánh giá nhanh và tiết kiệm tối đa chi phí cho đơn vị.
Cung cấp nhiều dịch vụ cùng lúc: KNA cùng lúc cung
cấp dịch vụ chứng nhận tích hợp nhiều tiêu chuẩn đã được công nhận cho doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp dễ quản lý qua một đầu mối dịch vụ, nhất quán, tối ưu
hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trách nhiệm là uy tín: KNA là tổ chức chứng nhận có uy tín, có kinh nghiệm trong
lĩnh vực cấp giấy chứng nhận.
KNA cam kết và lấy trách nhiệm nghề nghiệp là uy tín cung cấp dịch vụ qua đó
khẳng định chất lượng của dịch vụ KNA cung cấp.
Chi phí hợp lý: Với việc cung cấp nhiều dịch vụ cùng lúc cho khách hàng, KNA
đảm bảo chi phí hợp lý nhất cho các dịch vụ KNA cung cấp, phù hợp với thực tế
của từng doanh nghiệp.
Tận tâm và nỗ lực: KNA luôn tận tâm đến từng khách hàng, luỗn hỗ trợ và lắng
nghe ý kiến phản hồi của khách hàng.
Để được tư vấn trách nhiệm xã hội, xin liên hệ với KNA Cert.
· Thông
tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
· Trụ
sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, HN.
· Chi
Nhánh: Tầng 2, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh,
TP HCM.
· Tell:
093.2211.786 – 02438.268.222
· Email:
salesmanager@knacert.com Website: www.knacert.com.vn
ĐĂNG KÍ NHẬN BỘ TÀI LIỆU CÁC TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NGAY !
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét