Kể từ khi ban hành lần đầu
tiên vào năm 1999 cho, OHSAS 18001 được thừa nhận rộng rãi là tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, được sử dụng và đánh giá chứng
nhận phổ biến trên toàn thế giới. Sau 19 năm, kế thừa thành công đó, tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đã được ban hành để thay thế OHSAS 18001. Vậy có gì khác nhau giữa
2 bộ tiêu chuẩn này?
ISO
45001 do Ủy ban Dự án ISO thiết lập, được công bố vào ngày 12 tháng 3 năm 2018
và đã có hiệu lực. Sau khi tìm hiểu về nội dung của ISO 45001, ta có thể nhận ra
một số khác biệt rõ ràng giữa ISO 45001:2018 và OHSAS 18001:2007.
Có
nhiều điểm khác biệt giữa OHSAS 18001 và ISO 45001, nhưng điểm thay đổi lớn
nhất chính là ISO 45001 tập trung vào
sự tương tác giữa tổ chức và môi trường kinh doanh của họ, trong khi đó OHSAS
18001 tập trung vào việc quản lý các mối nguy hiểm về an toàn, sức khỏe nghề
nghiệp và các vấn đề nội bộ khác.
Sự
khác biệt có thể nhận thấy ngay đầu tiên chính là cấu trúc của 2 tiêu chuẩn.
ISO 45001 dựa trên Hướng dẫn ISO 83 (Phụ lục SL) định nghĩa cấu trúc, văn bản, các
thuật ngữ và định nghĩa chung phổ biến cho các hệ thống quản lý như ISO 9001,
ISO 14001, v.v. Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện và
tích hợp các hệ thống quản lý một cách hài hòa và hiệu quả. Cụ thể, bao gồm 10
nội dung chính như sau:
1. Phạm
vi 6.
Hoạch định
2. Tài
liệu viện dẫn 7.
Hỗ trợ
3. Thuật
ngữ và định nghĩa 8.
Điều hành
4. Bối
cảnh của tổ chức 9.
Đánh giá kết quả
5. Sự
lãnh đạo 10.
Cải tiến
Tiêu
chuẩn mới tập trung nhiều hơn vào bối cảnh của tổ chức. ISO 45001 bao gồm quan điểm
của các bên liên quan còn OHSAS 18001 thì không. Với ISO 45001, các tổ chức
sẽ cần phải cân nhắc, xem xét nhiều hơn các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, an
toàn nghề nghiệp cũng như những mong đợi của các bên liên quan đối với doanh
nghiệp về các vấn đề kể trên.
Một
số doanh nghiệp áp dụng OHSAS 18001 và giao phó trách nhiệm giám sát an toàn và
sức khỏe lao động cho người quản lý an toàn hơn là tích hợp hệ thống vào hoạt
động của doanh nghiệp. Trong khi đó, ISO 45001 đòi hỏi sự kết hợp các khía cạnh
về sức khoẻ và an toàn trong hệ thống quản lý tổng thể của doanh nghiệp, do đó
người quản lý cấp cao có vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn đối với hệ thống quản lý
OH&S.
ISO
45001 tập trung vào việc xác định và kiểm soát rủi ro nhiều hơn mối nguy được
yêu cầu trong OHSAS 18001.
ISO
45001 yêu cầu các tổ chức phải quan tâm đến cách các nhà cung cấp và nhà thầu
đang quản lý rủi ro của họ.
ISO
45001 yêu cầu đào tạo và giáo dục nhân viên để xác định các rủi ro và giúp tạo
thành công một chương trình an toàn, cho phép sự tham gia rộng rãi của người
lao động.
ISO
45001 tuân theo quy trình phòng ngừa, yêu cầu đánh giá và khắc phục các rủi ro
nguy hiểm trước khi gây tai nạn và thương tích, không giống như OHSAS 18001 chỉ
tập trung vào kiểm soát nguy cơ.
Trong
ISO 45001, có sự thay đổi về một số khái niệm cơ bản, chẳng hạn như rủi ro,
người lao động và nơi làm việc. Ngoài ra còn có các định nghĩa mới về các thuật
ngữ như giám sát, đo lường, hiệu quả, hiệu năng và quá trình OH & S.
Các
thuật ngữ "tài liệu" và "hồ sơ" được thay thế bằng thuật
ngữ "thông tin ghi chép dưới dạng văn bản" trong ISO 45001. Tiêu
chuẩn cũng nêu rõ rằng các thông tin phải được duy trì ở mức cần thiết để có
thể đảm bảo các quy trình đã được thực hiện theo kế hoạch.
Những
điểm trên cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về cách thức quản lý sức
khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động. Nó không còn là vấn đề "đơn
lẻ", mà cần phải được xem xét trong quá trình vận hành và sự bền vững của
tổ chức. Mặc dù có những thay đổi giữa hai tiêu chuẩn này, nhưng mục đích chung
của ISO 45001 vẫn như OHSAS 18001, nhằm giảm rủi ro và đảm bảo sự an toàn và
phúc lợi của tất cả những người tham gia vào các hoạt động của một tổ chức. Vì
vậy, dù cho cách tiếp cận hai tiêu chuẩn khác nhau, một hệ thống quản lý được
xây dựng theo OHSAS 18001 là một nền tảng thuận tiện để chuyển đổi sang ISO
45001.
Nội dung
|
ISO 45001
|
OHSAS 18001
|
Tổ chức
ban hành
|
Ủy
ban Dự án ISO
|
Viện
Tiêu chuẩn Anh (BSI)
|
Năm
ban
hành
|
2018
|
1999
(Phiên bản đầu tiên)
|
Phạm vi
áp dụng
|
Tiêu
chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
|
Tiêu
chuẩn của Anh, trở nên phổ biến ra các nước khác.
|
Cấu trúc tiêu chuẩn
|
Được
xây dựng dựa trên cấu trúc bậc cao – High Level Structure, áp dụng cho tất cả
các tiêu chuẩn ISO.
|
Không
có cấu trúc bậc cao – High Level Structure.
|
Bối cảnh của tổ chức
|
Yêu cầu xác định rõ các vấn
đề bên ngoài và bên trong, giới thiệu các điều khoản mới để xác định có hệ thống
và theo dõi bối cảnh của tổ chức.
-> Yêu cầu mới, tiến bộ,
đảm bảo doanh nghiệp nhận thức được thực tại của chính mình để xây dựng một hệ
thống phù hợp.
|
Không có
|
Nhu cầu và mong đợi của người lao động
|
Tập
trung vào nhu cầu và mong đợi của người lao động và sự tham gia của họ khi
hoạch định hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
|
Có
quan tâm tới nhu cầu và mong đợi của người lao động nhưng các điều khoản chưa
rõ ràng.
|
Sự tham gia của người lao động
|
Yêu
cầu cần có sự tham gia và tham vấn của người lao động ngay từ khi hoạch định
các biện pháp kiểm soát, thực thi, theo dõi, đo lường.
|
Có
nêu nhưng chưa chi tiết, cụ thể.
|
Quản lý rủi ro và cơ hội
|
Đưa
ra các yêu cầu về nhận diện rủi ro, cơ hội và hoạch định các quá trình để hạn
chế rủi ro phát sinh.
|
Không
đề cập đến quản lý cơ hội và việc hoạch định kiểm soát các rủi ro ngay từ khi
thiết lập chưa được nêu rõ.
|
Cam kết của lãnh đạo
|
Nhấn
mạnh vào sự tham gia và chịu trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất về tính hiệu
quả của hệ thống.
|
Chưa
có điều khoản yêu cầu lãnh đạo đưa ra cam kết về tính hiệu quả của hệ thống.
|
Để được tư vấn ISO 45001:2018 xin liên hệ KNA CERT :
- Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Chi Nhánh: Tầng 2, tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
- Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
- Email: salesmanager@knacert.com Website: www.knacert.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét