Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách
các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới nhưng lại nổi tiếng
hơn về chi phí sản xuất thấp và tiêu chuẩn môi trường kém. Nếu không thay đổi
các cách thức hoạt động, Việt Nam có thể sẽ đánh mất vị thế cạnh tranh này.
Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp dệt
may Việt Nam làm gia công nên phụ thuộc rất lớn vào đơn đặt hàng của các nước
trên thế giới. Mặt khác, dây chuyền công nghệ sản xuất khá lạc hậu. Do vậy, cùng
với rào cản kỹ thuật mềm về trách nhiệm xã hội với môi trường, sức khỏe cộng đồng
chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng của ngành. Chính vì vậy, các doanh nghiệp,
công ty ngành may mặc đang tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hiện tại được các doanh nghiệp áp dụng
nhiều là : WRAP, BSCI, SEDEX, CTPAT, Walmart, Betterwork,... Trong đó :
BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân
thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội
Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng
xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
SA 8000 hay “Trách nhiệm xã hội SA 8000” được xây dựng để thúc đẩy doanh nghiệp
có trách nhiệm xã hội trong tất cả các ngành nghề trên toàn cầu. Tiêu chuẩn SA 8000 được
xây dựng để giúp các công ty có trách nhiệm xã hội đánh giá và phân biệt bản
thân mình với những công ty có điều kiện lao động thấp hơn mức chấp nhận được.
WRAP là một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập của các chuyên gia tuân thủ
trách nhiệm xã hội toàn cầu với mục đích hoạt động thú đẩy sản xuất an toàn, hợp
pháp, nhân đạo và đạo đức trên toàn thế giới thông qua hoạt động chứng nhận và
giáo dục.
Sedex là một tổ chức bao gồm các thành viên hoạt động phi lợi nhuận với mục
đích hoạt động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm trong
chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho tới nay Sedex đã phát triển hơn 27 000 thành viên,
23 lĩnh vực và có mặt ở hơn 150 quốc gia.
C-TPAT là viết tắt của ( Customs-Trade Partnership Against Terrorism) -
Chương trình an ninh phối hợp giữa hải quan Mỹ và bảo vệ biên giới để xây dựng
an ninh chuỗi cung ứng và biên giới.
Ngoài ra còn rất nhiều các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
khác nữa phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và
năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế.
Chính vì vậy các doanh nghiệp, tổ chức, công ty,…. hãy đến với KNA để nhận được
thông tin kịp thời so với thị trường hiện tại, được tư vấn trọn gói với chất lượng
dịch vụ tốt nhất, chi phí hợp lý và luôn nhận được sự ưu đãi.
KNA CERT cam kết tư vấn cho các đơn vị đánh giá Pass với đề nghị doanh nghiệp
cam kết tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Thông tin liên hệ:
Hotline : 093.
2211.786
0 nhận xét:
Đăng nhận xét