Để nhận được giấy chứng nhận hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, các doanh nghiệp cần lựa chọn những tổ chức
cấp chứng nhận đã được công nhận. Đặc biệt, là các tổ chức là thành viên ký thỏa
ước thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức công nhận khu vực và quốc tế.
Theo số liệu của tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế ISO, tính đến năm 2016, chỉ riêng chứng nhận tiêu chuẩn ISO cho các
hệ thống quản lý đã có khoảng 3.500 tổ chức được công nhận trong đó khu vực
Châu Á, Thái Bình Dương chiếm hơn 50%
Việc xây dựng và áp dụng ISO dối
với doanh nghiệp là cần thiết
Việc xây dựng và áp dụng ISO đối với doanh
nghiệp là cần thiết, nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: giúp lãnh
đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả; hệ thống quản lý
gọn nhẹ, dễ vận hành; tăng lợi nhuận nhờ tiết kiệm các chi phí, sử dụng nguồn
lực hợp lý; năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, luôn cải tiến để cung
cấp sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng,… Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam,
có nhiều tổ chức chứng nhận khác nhau nên doanh nghiệp cần chọn những tổ chức
đã được công nhận, đặc biệt là các tổ chức là thành viên ký thỏa
ước thừa nhận lẫn nhau của tổ chức công nhận khu vực và quốc tế, bởi họ đã được
bên thứ ba xác nhận chính thức về năng lực thực hiện các hoạt động đánh giá sự
phù hợp. Thông qua các tổ chức này, chứng nhận mà doanh nghiệp nhận được có thể
sử dụng trên toàn thế giới. “Việc thừa nhận lẫn nhau sẽ loại bỏ được những việc
chứng nhận nhiều lần không cần thiết. Từ đó, giảm chi phí và thời gian hàng hóa
tiếp cận thị trường”
Các doanh nghiệp phải biết rõ mình, khách
hàng và đối thủ cạnh tranh mới đưa ra được mục tiêu phù hợp, khả thi và cải tiến
được năng suất. Xây dựng và áp dụng tốt hệ thống quản lý ISO, doanh nghiệp sẽ
phát triển bền vững và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường, xã hội và vượt
qua được những rủi ro, thách thức
I. Lựa chọn tổ chức
chứng nhận
1.
Tại Việt Nam hiện có nhiều tổ chức chứng nhận (TCCN) cung cấp dịch vụ chứng
nhận ISO 9000 và chứng nhận các tiêu chuẩn khác như BSCI, WRAP, RDS,… Các TCCN
này có thể là chi nhánh của TCCN nước ngoài (Bureau Veritas Certification -
BVC, GIC Việt Nam), đơn vị sự nghiệp dịch vụ kỹ thuật của các cơ quan nhà nước
(Quacert, Quatest1/2/3) hoặc Công ty TNHH chứng nhận KNA của Việt Nam.
2.
Chứng chỉ của các TCCN đã đăng ký hoạt động tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng có giá trị pháp lý như nhau. Việc lựa TCCN nào là tùy thuộc vào nhu
cầu của từng đơn vị đăng ký chứng nhận. Một số tiêu chí sau đây có thể được sử
dụng để lựa chọn TCCN:
- Uy tín của TCCN: TCCN nước ngoài như BVC, DNV… có nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia, vì vậy được nhiều người biết đến. KNA là TCCN trong nước có nhiều khách hàng và được nhiều người biết đến…;
- Chi phí đánh giá chứng nhận: bao gồm chi phí đánh giá chứng nhận lần đầu và chi phí giám sát, duy trì trong
- 3 năm hiệu lực của chứng chỉ;
- Chất lượng của TCCN;
- Dấu công nhận: TCCN có thể được công nhận bởi một hoặc nhiều cơ quan công nhận. Cơ quan công nhận là tổ chức chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các TCCN nhằm đảm bảo việc chứng nhận ở mọi doanh nghiệp, quốc gia đều có giá trị như nhau. Dấu của cơ quan công nhận thường được sử dụng hiện nay là: UKAS (Anh), RvA (Hà Lan), ANAB (Mỹ), JAS-ANZ (Úc và New Zealand). Dấu của cơ quan công nhận tại Việt Nam là VICAS.
II. Thủ tục đánh
giá, cấp chứng nhận lần đầu
1.
Khi có nhu cầu đánh giá chứng nhận, tổ chức/doanh nghiệp cần liên hệ TCCN để
lấy bộ tài liệu đăng ký chứng nhận như:
- Vản
bản mô tả các quy định về chứng nhận ISO 9000 hoặc tương đương;
- Bản
đăng ký đánh giá chứng nhận
- Tài
liệu giới thiệu về TCCN…
2. Tổ
chức/doanh nghiệp cần nghiên cứu các quy định của TCCN và hoàn chỉnh bản đăng
ký và gửi các hồ sơ, tài liệu sau cho tổ chức chứng nhận:
- Bản
đăng ký chứng nhận; phiếu hỏi và/hoặc bản tuyên bố về sự phù hợp
- Sổ
tay chất lượng hoặc tài liệu tương đương;
- Cỏ
thể thêm các tài liệu khác theo yêu cầu riêng của từng TCCN như: quy trình sản
xuất/cung cấp dịch vụ….
3.
TCCN sẽ xem xét sự đầy đủ của hồ sơ và có thể đề nghị tổ chức/doanh nghiệp bổ
sung hồ sơ khi chưa đáp ứng đầy đủ các quy định.
4.
Khi tổ chức/doanh nghiệp đã sẵn sàng cho cuộc đánh giá chứng nhận, TCCN sẽ
thành lập đoàn chuyên gia đánh giá bao gồm trưởng đoàn và ít nhất một thành
viên khác. Tổ chức/doanh nghiệp được thông báo trước về thành phần đoàn chuyên
gia đánh giá, có thể yêu cầu thay đổi chuyên gia đánh giá khi thấy sự tham gia
của chuyên gia đánh giá có thể làm ảnh hưởng tới tính độc lập và khách quan của
kết quả đánh giá.
5.
Cuộc đánh giá sẽ được thực hiện tại tổ chức/doanh nghiệp đăng ký đánh giá. Tài
liệu quy định không đầy đủ hoặc quy định mà không thực hiện sẽ bị xem là các
điểm không phù hợp.
6. Tổ
chức/doanh nghiệp phải tiến hành khắc phục lỗi (trong thời hạn 1-3 tháng tùy
từng TCCN). Chứng chỉ có hiệu lực 3 năm được cấp sau khi hoàn thành việc khắc
phục lỗi (nếu có).
III. Giám sát và
chứng nhận lại
1.
Trong thời gian 3 năm của hiệu lực chứng nhận, TCCN sẽ tiến hành đánh giá giám
sát việc duy trì của hệ thống được chứng nhận so với các yêu cầu của tiêu
chuẩn. Đánh giá giám sát được tiến hành theo định kỳ 6 tháng/lần, 9 tháng/lần
hoặc 12 tháng/lần tùy theo quy định của TCCN, loại tiêu chuẩn áp dụng và/hoặc
sự thỏa thuận giữa TCCN và đơn vị được chứng nhận.
2.
Trước khi hết hiệu lực chứng nhận, TCCN sẽ thông báo để tổ chức/doanh nghiệp
tiến hành các thủ tục đăng ký đánh giá, cấp lại chứng chỉ mới. Việc đánh giá
lại sẽ được tiến hành theo các bước như đối với đánh giá lần đầu. Chứng chỉ cấp
lại có giá trị 03 năm tiếp theo.
IV.
Sử dụng biểu tượng (logo) được chứng nhận
Tổ
chức/doanh nghiệp đã chứng nhận được sử dụng biểu tượng chứng nhận của TCCN và
dấu công nhận cơ quan công nhận theo các quy định như sau:
- Được sử dụng biểu tượng được chứng nhận trên các tài liệu như catalogue, báo giá, danh thiếp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Không được sử dụng biểu tượng được chứng nhận cho các lĩnh vực, địa điểm không thuộc phạm vi được chứng nhận.
- Không được sử dụng biểu tượng được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trực tiếp trên sản phẩm (để tránh gây nhầm lẫn với biểu tượng chứng nhận sản phẩm). Khi các sản phẩm được đóng gói trong bao bì lớn thì có thể được sử dụng biểu tượng chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trên bao bì lớn nhưng phải kèm theo thông tin để làm rõ biểu tượng này là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng chứ không phải là chứng nhận sản phẩm.
- Biểu tượng chứng nhận phải được tái tạo như hình chuẩn. Khi cần thiết có thể sử dụng biểu tượng dạng một màu đồng nhất, không được phối các màu khác với mầu chuẩn. Biểu tượng có thể được phóng to hay thu nhỏ theo tỷ lệ giữ nguyên hình chuẩn và phải nhìn rõ được.
Lời kết:
Lựa chọn một đơn vị tư vấn phù hợp để xây dựng cho
bạn một hệ
thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế để có thể triển khai tốt
các công việc quản lý và giám sát, đem lại hiệu quả cao là một việc làm cần
thiết giúp công ty, doanh nghiệp của bạn có sức cạnh tranh trên thị trường.
Đừng chần chừ khi phải bỏ ra một số tiền hoặc cử người đi học để có được hệ
thống đó nhé!
KNA Cert là công ty tư vấn chứng nhận hàng đầu Việt Nam
có uy tín và trách nhiệm, với đội ngũ giàu kinh nghiệm sẽ là một lựa chọn hoàn
hảo cho các doanh nghiệp. Truy cập vào website: http://knacert.com.vn/ để được tư vấn một cách hợp lý và chuyên nghiệp nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét