Để tăng cường việc thu
hút các nguồn lực bên ngoài xã hội cùng tham gia vào các hoạt động khoa học và
công nghệ thì trong đó có hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.
Đó là yêu cầu định hướng của Tổng
cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng Trần Văn Vinh đặt ra cho Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
khi đơn vị này vừa kỷ niệm 35 năm ngày thành lập.
Ông Trần Văn Vinh - Tổng cục
trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 35 năm
thành lập Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
Theo ông
Vinh, trong bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng và
áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đang thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia cần dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi
của các bên có lợi ích liên quan như các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất-kinh
doanh; các hội, hiệp hội chuyên ngành… thì yêu cầu xã hội hóa hoạt động xây dựng
và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển
khai một cách bài bản và thích hợp.
“Hiện Việt
Nam chúng ta vẫn đang sử dụng ngân sách để xây dựng tiêu chuẩn, do đó nếu chỉ sử
dụng ngân sách thì hiệu quả không cao”, ông Vinh cho biết.
Ông Vinh
đề nghị Ban Kỹ thuật, đặc biệt là Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đẩy mạnh
công tác xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.
“Hiện có
rất nhiều doanh nghiệp đang đi trước, đón đầu và có
rất nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau do đó
chúng ta phải nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh xã hội
hóa xây dựng tiêu chuẩn trong thời gian tới”, ông Vinh nhấn mạnh.
Theo bà
Ngô Thị Ngọc Hà, Phó Viện trưởng, phụ trách Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt
Nam, tính đến nay hệ thống TCVN của Việt Nam có hơn 10.500 TCVN còn hiệu lực
trong tổng số hơn 12.000 TCVN đã xây dựng trong những năm qua, thuộc tất cả các
lĩnh vực kinh tế – khoa học, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và yêu cầu của
doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay,
phục vụ chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của
Việt Nam đến năm 2020, hàng năm Viện xây dựng trên 500 TCVN theo phương thức
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tập trung vào các đối tượng phục vụ quản lý
nhà nước và các sản phẩm hàng hóa chủ lực của Việt Nam
“Hướng dẫn
các tổ chức doanh nghiệp áp dụng TCVN, QCVN và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)
cũng là một trong những nhiệm vụ mà Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Viêt Nam chú trọng”,
bà Hà cho biết.
Đánh giá
về hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, bà Hà cho rằng, quá trình xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia so với quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế rất nhiều về
tính “mở” ở cả thành phần tham gia xây dựng tiêu chuẩn cho đến công khai những
thông tin về quá trình xây dựng tiêu chuẩn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét