Hiện nay việc quản lý rừng đang bị bở ngỏ và quản lý không được chặt chẽ. Đây chính là một yếu điểm khiến các lâm tặc ngày càng hoành hành khiến cho việc kiểm soát và quản lý rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó bộ tiêu chuẩn về việc quản lý rừng FSC đã được xây dựng lên nhằm đảm bảo cho việc quản lý rừng được cân bằng cả yếu tố môi trừờng lẫn lợi ích kinh tế và xã hội.
Với 3 loại hình chứng nhận của FSC mà chúng tôi cung cấp bao gồm FSC-FM (Chứng nhận quản lí rừng), FSC-CoC (chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm), FSC-CW (chứng nhận gỗ kiểm soát), sản phẩm sẽ được chứng nhận sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có kiểm soát và có nguồn gốc rõ ràng.
Chứng nhận FSC |
Tìm hiểu bộ tiêu chuẩn FSC là gì ?
Theo như tìm hiểu trên trang thành viên thì cụm từ FSC là tên viết tắt của Forest Stewardship Council - một tổ chức quốc tế, phi chính phủ, phi lợi nhuận được xây dựng nhằm thiết lập ra các tiêu chuẩn cho việc quản lí rừng, cả về yếu tố môi trường lẫn yêu tố xã hội. Tổ chức này có cung cấp chứng chỉ khi các mặt hàng được đưa r khỏi những khu công nghiệp rừng đều đáp ứng được hết các tiêu chuẩn đề ra vì đã có chứng nhận của FSC cung cấp.
Chúng ta , những người tiêu dùng đã đều có thể yên tâm rằng đây là các sản phẩm được chứng minh nguồn gốc rõ ràng. Với sứ mệnh của mình, FSC giúp khuyến khích quản lí rừng phù hợp với môi trường, đạt hiệu quả kinh tế đồng thời hướng người tiêu dùng đến với những lựa chọn đúng đắn cho các sản phẩm của mình.
10 Nguyên tắc chính của chứng chỉ rừng FSC bao gồm như sau:
Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc nội bộ của FSC.
Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu.
Nguyên tắc 3: Quyền của người bản xứ.
Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động.
Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng.
Nguyên tắc 6: Tác động về môi trường.
Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý.
Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá.
Nguyên tắc 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
Nguyên tắc 10: Các khu rừng trồng.
2. Các dịch vụ chứng nhận của FSC.
- Chứng nhận quản lí rừng bền vững.
FSC-FM (Forest Management Certificate), được gọi là chứng nhận quản lí rừng, chứng chỉ này có dành cho khu rừng cùng theo các đơn vị quản lí rừng đã tuân thủ 10 nguyên tắc của FSC phù hợp theo các yêu cầu về môi trường, xã hội, kinh tế. FSC-FM dành cho các Lâm trường, các công ty, đơn vị hoặc các nhóm cá nhân trồng và khai thác rừng.
- Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm.
FSC-CoC (Chain of Custody Certificate) là dịch vụ chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm. Chuỗi hành trình sản phẩm là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng phải trải qua để đến với người tiêu dùng, bao gồm các giai đoạn liên tục của việc vận chuyển, chế biến, sản xuất và phân phối. Việc chứng nhận cho chuỗi hành trình sản phẩm FSC-CoC nhằm cung cấp bằng chứng xác thực về việc sản phẩm gỗ được chứng nhận đã được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đã được chứng nhận. FSC-CoC dành cho các đơn vị thu mua và vận chuyển lâm sản và các sản phẩm từ rừng, các đơn vị phân phối, các đơn vị sơ chế, tinh chế lâm sản và các sản phẩm từ rừng. Điển hình trong số các đơn vị này có thể kể tới các công ty sản xuất đồ nội thất, gỗ công nghiệp, viên nén gỗ,...
- Chứng nhận gỗ kiểm soát.
FSC-FW (Controlled Wood Certification), hay còn được gọi là Chứng nhận gỗ kiểm soát, là chứng chỉ hệ thống quản lí dành cho các đơn vị quản lí rừng hay sản xuất, chế biến, mua bán các nguồn gỗ theo tiêu chuẩn của FSC. Gỗ có kiểm soát là nguồn gỗ được FSC chứng nhận là có kiểm soát để loại trừ với 5 nguồn gỗ khác không được chấp nhận. Gỗ này được pha trộn với gỗ có chứng nhận FSC để tạo ra sản phẩm FSC pha trộn.
Qúa trình FSC được hình thành và phát triển:
Ra đời năm 1993 đến nay. Sau khi đã trải qua được hơn 24 năm hình thành và phát triển thì hiện nay trên toàn thế giới đã có 192 triệu ha rừng đã được chứng nhận FSC.hƠN 30 NGÀN CHỨNG CHỈ fsc ĐÃ ĐƯỢC CẤP TRÊN TOÀN THẾ GIỚI. Điều này chứng tỏ việc thực hiện chứng nhận quản lí rừng bền vững đang dần trở thành một thao tác không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nhằm hướng tới mục đích ủng hộ việc xây dựng và quản lí rừng một cách có trách nhiệm, tạo cân bằng cả về phương diện sinh thái lẫn lợi ích kinh tế - xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét