Trong năm vừa qua với mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội thì Sở Khoa học và Công Nghệ KH&CN) và UBND các
huyện và tỉnh thành Thái Nguyên đã quan tâm và chỉ đạo được nhân rộng kết quả ứng
dụng vào việc quản lý cũng như tăng cường đẩy mạnh các hoạt động KH&CN cho
cơ sở nhằm góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Hàng năm nhiện vụ của Sở
KH&CN đã tiến hành triển khai trên địa bàn 9 huyện, thành, thị từ 40-50 đề
tài, dự án.Trong đó mỗi năm có từ 20-30 đề tài, dự án mới được phê duyệt và triển
khai. Sở đã tham mưu UBND tỉnh về danh mục các dự án sử dụng vốn đầu tư phát
triển KH&CN, kế hoạch hoạt động KH&CN cấp huyện theo từng giai đoạn và
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương.
Với các đề tài
và các dự án chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn góp phần làm thay đổi
về năng suất cùng với chất lượng các giống cây trồng và vật nuôi. Bước đầu các
dự án đã có tín hiệu đáng mừng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng
tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Ví dụ điển hình là hoạt động tại
huyện Phú Bình, hoạt động KH&CN ưu tiên tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất
của bà con nông dân.
Việc tích cực ứng dụng KH&CN vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất các sản phẩm nông nghiệp
Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt,
những năm qua huyện đã ứng dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI trên toàn
bộ diện tích gieo cấy là 12.500ha, từ đó giảm chi phí hạt giống tới 90%, tiết
kiệm nước từ 40-60%, giảm công cấy 50%, giảm phân đạm 25-30% và giảm thuốc trừ
sâu, trong khi đó năng suất lúa tăng từ 13-29%, nâng cao hiệu quả kinh tế cho
nông dân.
Ngoai ra huyện đã huy động nguồn vốn gần 10
tỷ đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Hay tại huyện
Phú Lương, UBND huyện Phú Lương đã dành nguồn kinh phí lớn trên 2 tỷ đồng cho
việc ứng dụng KH&CN xây dựng vùng chè tập
trung tại 4 xã: Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc. Huyện cũng chủ động phối
hợp với Sở KH&CN tổ chức thành công hội thảo khoa học nhằm nâng cao lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm chè, đồng thời vinh danh các làng nghề chè trên địa bàn
huyện. Áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm như Global gap, Organic
Các mô hình ứng dụng KH&CN
đang phát triển và nhân rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả
kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. những kết quả đạt được đã
góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của các địa phương
trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới.
Cảm ơn bài viết của ban
Trả lờiXóaAn toàn lao động
Chứng chỉ An toàn lao động
Thẻ an toàn lao động
Học an toàn lao động
Huấn luyện an toàn lao động