Ngành y tế áp dụng nhiều công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng

Thời gian qua toàn ngành Y tế đã áp dụng khá nhiều các công cụ quản lý và cải tiến khác nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng và năng suất giúp cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh theo hướng tích cực hơn.

Trong những năm qua hàng loạt các giải pháp cũng như công cụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và giúp cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân. Đáng kể đó có thể kể đến việc nhiều bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp như đào tạo thực hành 5s trong quản lý chất lượng bệnh viên: Có thể kể đến một số bệnh viện điển hình như Bệnh viện Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Quảng Nam… đến các bệnh viện tư nhân như: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu…


Không chỉ các bệnh viện công lập hay bệnh viện tư nhân lớn áp dụng 5S mà các bệnh viện, phòng khám tại các tỉnh cũng áp dụng mô hình này. Việc các đơn vị y tế áp dụng thành công phương pháp này chính là tiền đề cho việc ứng dụng phương pháp “tinh gọn trong y tế” (Lean Hospital) giúp cho hoạt động của bệnh viện trôi chảy, tinh gọn, giảm chi phí vận hành và nâng cao chất lượng trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.

Ngoài 5S thì ngành y tế thời gian qua còn áp dụng rất nhiều các công cụ cải tiến khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh.

Nhiều bệnh viên đã đi tiên phong áp dụng các phương pháp vào mô hình quản lý chất lượng giúp mang lại các hiệu quả thiết thực nhằm góp phần hội nhập quốc tế và giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho cộng đồng.

có thể kể đến Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí áp dụng mô hình TQM/CQI; Bệnh viện FV, Bệnh viện mắt Cao Thắng áp dụng mô hình công nhận chất lượng HAS, JCI. Bệnh viện Chợ Rẫy thành lập đơn vị Quản lý Rủi ro và nhiều bệnh viện khác đã áp dụng tiêu chuẩn ISO và các phương pháp tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Những giải pháp khác cũng được áp dụng tại các địa phương nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khám chữa bệnh. Như đưa ra các nhiệm vụ cụ thể về kỷ luật, kỷ cương, y đức, quy tắc ứng xử; thường xuyên tổ chức các hội nghị với các chủ đề về nâng cao chất lượng dịch vụ y tế,…
Bằng việc triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính đột phá, trên nhiều phương diện, từ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị y tế, đến việc nghiên cứu, áp dụng các quy trình khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin hay áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và cả việc cải thiện thái độ phục vụ người bệnh, đã giúp ngành y tế đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Share on Google Plus

About kna cert

0 nhận xét:

Đăng nhận xét