Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh
Theo công bố hiện nay của Bộ quản
lý chuyên ngành hiện đang được tích cực thực hiện việc này để giúp loại bỏ khỏi
danh mục hàng hóa nhóm 2 đối với một số sản phẩm, hàng hóa. (ví dụ Bộ Xây dựng:
39/64 SP; Bộ NNPTNT: 10/21 nhóm SP; Bộ LĐTBXH: 05/28 SP; hay như Bộ Y tế đã ban
hành danh mục hàng hóa nhóm 2 trong đó cũng đã loại bỏ 32/57 sản phẩm cụ thể
thuộc 4 nhóm SP).
Những hàng hóa nhóm 2 còn lại
trong danh mục được các Bộ ngành cũng đang được rà soát để quy định cụ thể
loại hàng hóa phải tiền kiểm, loại hàng hóa chuyển sang hậu kiểm để giúp đảm bảo
ít nhất 50% số mặt hàng nhóm 2 phải thực hiện.
“Riêng đối với Bộ KH&CN, đến
nay Bộ đã ban hành Thông tư 02/2017 về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức
đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Đặc biệt, Thông tư 07/2017 chuyển
91% nhóm sản phẩm, hàng hóa do Bộ quản lý sang cơ chế hậu kiểm, giảm 96% số lô
hàng nhập khẩu phải kiểm tra trước thông quan”, ông Linh cho biết.
Trong số
24 nhóm hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ KH&CN phải kiểm tra trước
khi thông quan, nhưng nay chỉ còn 2 nhóm là xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Như thế thì trong vòng 1 năm sẽ có khoảng 30 nghìn lô hàng không phải kiểm tra
trước khi thông quan, giúp giảm được tối đa thời gian cộng với chi phí rất lớn
cho doanh nghiệp.
Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Trước
lo ngại về công tác hậu kiểm đối với hàng hoá, xuất nhập khẩu sẽ tạo ra sự
buông lỏng trong quản lý chất lượng hàng hoá, ông Nguyễn Hoàng Linh khẳng định,
công tác tiền kiểm sẽ chặt chẽ hơn so với hậu kiểm.
Tiền kiểm
thì doanh nghiệp phải chứng minh sản phẩm hàng hóa phải phù hợp với tất cả các
quy định của pháp luật trước khi lưu thông. Còn đối với hậu kiểm, doanh nghiệp
chỉ cần đáp ứng một phần trước, sau đó được thông quan ngay. Thực hiện theo biện
pháp quản lý mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng cho doanh
nghiệp.
“Tôi
cho rằng đây không phải là sự dễ dãi hay buông lỏng mà trong quá trình kiểm tra
nhập khẩu mà là tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp nhất cho doanh nghiệp thực thi
các quy định của pháp luật. Đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp vẫn
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng. Nhà nước sẽ thực
hiện việc hậu kiểm và đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp”, ông
Linh nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét