Đi tìm động lực tăng trưởng kinh tế bền vững

Mới đây trong hội thảo Khoa học “Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy” được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì được các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội tốt để giúp nhìn nhận được những vấn đề thực chất của việc tăng trưởng kinh tế.
Trong hội thảo này những vấn đề cốt lõi về các chất lượng tăng trưởng bền vững sẽ trở thành trung tâm của hội thảo. được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức vào thứ Tư tuần này (15/11). Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ trực tiếp chủ trì buổi hội thảo.

Trao đổi với báo chí trước thềm sự kiện, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định Hội thảo là một cơ hội tốt để những ý kiến thẳng thắn, độc lập, nhiều chiều của các chuyên gia, các nhà kinh tế về vấn đề tăng trưởng trực tiếp đến được với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. “Là một thành phần tham dự Hội thảo, tôi rất hoan nghênh sự quan tâm, sát sao của Chính phủ và Phó Thủ tướng, đồng thời sẽ tận dụng cơ hội này để thể hiện quan điểm của mình”, ông Doanh cho biết.
Ông Hiếu có giải thích thêm trong 20 năm qua Việt Nam đã có được những bước tăng trưởng khá mạnh mẽ và nền kinh tế vẫn còn có tồn tại nhiều vấn đề, có thể được kể đến chất lượng tăng trưởng, vấn đề môi trường hay chất lượng lao động.
Vì vậy, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, Hội thảo được tổ chức rất đúng lúc khi Việt Nam vừa tổ chức thành công sự kiện APEC, nhiều sự kiện quan trọng của ASEAN đang diễn ra ở Philippines và trong những ngày tới có những hội nghị cấp cao khác trong khu vực. “Việc cùng ngồi lại, trao đổi, nhìn nhận về vấn đề tăng trưởng một cách thực chất trong thời điểm này là rất phù hợp”.


Ông Hiếu cho rằng các buổi hội thảo như thế này không chỉ kì vọng mà còn mong mỏi có những ý kiến và phân tích trao dồi thực chất, sâu xa và đặc biệt về những vấn đề còn hạn chế.
Bởi lẽ nếu chỉ nhìn vào những điểm tích cực mà không thẳng thắn “đối mặt” với những hạn chế thì cuối cùng những vấn đề đó sẽ tác động ngược lại và xóa sổ những thành quả tăng trưởng trong chốc lát.
“Bài học nhãn tiền là câu chuyện của Ấn Độ khi Thủ đô New Delhi ngập chìm trong khói bụi công nghiệp và đô thị, những người dân đang phải chịu hậu quả tai hại do sự phát triển, tăng trưởng không bền vững, nếu chúng ta cứ mải miết chạy theo tăng trưởng nhanh, mạnh mà quên đi những yếu tố khác thì sớm muộn sẽ phải gánh chịu hậu quả”, ông Hiếu quả quyết.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn phải đặt trong sự ổn định về môi trường. Đáng ra Việt Nam cần có những chính sách bảo vệ môi trường cách đây 30 năm - lúc chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ. Nhưng thực tế, môi trường chưa được chú trọng, dẫn đến hiện tại phát sinh nhiều vấn đề, trong đó có cả vấn đề sức khỏe con người.
Thêm vào đó, 30 năm bước vào nền kinh tế thị trường đã chứng kiến sự tăng nhanh về lực lượng lao động, nhất là tại các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Nhưng còn nhiều hạn chế, nhất là năng suất, trình độ lao động còn thấp, trong khi đây chính là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế quốc gia.
“Bên cạnh những vấn đề nói chung cho chất lượng tăng trưởng, phải nói cụ thể từng lĩnh vực, trong đó những chính sách tiền tệ, tài khóa còn có nhiều vấn đề, có lẽ phải nhìn nhận đó là những thiếu sót cần bổ sung trong thời gian tới”, ông Hiếu nêu quan điểm.
Trở lại câu chuyện tăng trưởng quý III lên tới 7,46%, tăng gấp rưỡi so với mức của quý I và cao hơn nhiều so với số liệu của những năm gần đây, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh kỳ vọng buổi Hội thảo với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ có những câu trả lời xác đáng cho sự gia tăng GDP vượt bậc này.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định “không nên vội mừng trước sự tăng trưởng đột biến, cần phải xem xét tăng trưởng như vậy có chất lượng hay không. Vấn đề tăng trưởng trong quý III là hiện tượng cần theo dõi để có kế hoạch điều chỉnh trong năm 2018”.
Đề xuất những giải pháp tăng trưởng bền vững, chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng cần đẩy mạnh cải cách thể chế và việc đầu tiên là công khai, minh bạch tối đa các thông tin có liên quan đến người dân, chi tiêu ngân sách. Bên cạnh đó, việc đặt một chỉ tiêu tăng trưởng “cứng” đã lỗi thời, sự vận động của kinh tế chứa đựng rất nhiều điều khó lường, nên cần có những khoảng tối đa, tối thiểu, để có thể điều hành một cách linh hoạt hơn.
giấychứng nhận iso 9001


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

   ĐĂNG KÍ NHẬN BỘ TÀI LIỆU CÁC TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NGAY !    

                     Bao gồm:  (Bộ Hồ Sơ, Biểu Mẫu, Checklist, vv )

Share on Google Plus

About kna cert

1 nhận xét: