Bộ Công Thương nói
riêng cùng các cơ quan liên ngành sẽ tập trung cắt giảm điều kiện kinh doanh và
chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm hàng hóa để giúp doanh nghiệp thuận lợi
hơn trong việc kinh doanh.
Cắt giảm mạnh điều kiện
kinh doanh, tạo lực đẩy cho xuất khẩu hàng hóa
MỚI ĐÂY Văn phòng Bộ
Công Thương mới vừa công bố thông tin về tình hình hoạt động của ngành Công
nghiệp và Thương mại 9 tháng đầu năm 2017. Điểm nổi bật là tình hình hoạt động
và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được quan tâm sâu sắc và
mang lại nhiều kết quả thiết thực.
Cụ thể, Bộ Công Thương
đã tiến hành rà soát các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền
quản lý của Bộ, cụ thể, số điều kiện kinh doanh trước rà soát là 1.216 điều kiện
trên 27 ngành, nghề. Công việc rà soát được thực hiện một cách nghiêm túc hướng
tới cải thiện môi trường kinh doanh trên tinh thần đánh giá và chỉ đạo. Chỉ giữ
lại điều kiện kinh doanh thực sự cần thiết và hạn chế tối đa các rào cản gia nhập
thị trường.
Ngày 20/9/2017, Bộ trưởng
Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt
giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 - 2018.
Theo đó, 675 điều kiện
đầu tư, kinh doanh dự kiến sẽ được cắt giảm, tương đương với 55,5% tổng số các
điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công thương. Việc cắt giảm các điều
kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là công việc trọng tâm,
xuyên suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo, phục vụ.
Ngoài việc cải cách thủ
tục hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp thời gian qua, Bộ Công Thương cũng nghiêm túc triển khai
thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ để tạo thuận
lợi tối đa cho các doanh nghiệp.
Bộ Công Thương xác định
sẽ tập trung thực hiện với nỗ lực và quyết tâm cao nhất, đi thẳng vào những vấn
đề cụ thể để giải quyết những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp, từ đó
khơi dậy và mở rộng năng lực sản xuất trong nước, khơi thông thị trường và đẩy
mạnh xuất khẩu.
Chuyển mạnh sang hậu kiểm,
giảm danh mục hàng hóa phải KTCN
Phiên họp của Chính phủ
thường kỳ tháng 9 đã báo cáo kết quả kiểm tra tháng 9 và kiến nghị về hoạt động
kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất khẩu. Việc kiểm tra chuyên ngành còn
mang tính thủ tục, hồ sơ nhiêu khê, đòi hỏi phải xuất trình cả những giấy tờ
không liên quan đến chất lượng hàng hóa
Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ nhất trí với các kiến nghị của Tổ công tác đã báo cáo và yêu cầu các
Bộ, cơ quan, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng
Chính phủ kết quả thực hiện trước 25/10.
Cụ thể, đối với các Bộ,
cơ quan, địa phương, cần chấn chỉnh việc ban hành các văn bản chồng chéo, tạo
ra thủ tục hành chính nhiêu khê, phức tạp như một dạng giấy phép con, mang tính
co kéo lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, lợi ích ngành, gây khó khăn cho người dân
và doanh nghiệp.
Đối với các Bộ quản lý
chuyên ngành, cắt giảm, thu hẹp tối đa số lượng hàng hóa phải KTCN, có số liệu
cắt giảm cụ thể. Khẩn trương rà soát danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên
ngành còn chồng chéo, đề xuất giải pháp khắc phục trước 15/10.
Xem thêm ; KNA CERT
Cảm ơn bài viết của ban
Trả lờiXóaAn toàn lao động
Chứng chỉ An toàn lao động
Thẻ an toàn lao động
Học an toàn lao động
Huấn luyện an toàn lao động