Mới đây Bộ Y tế vừa cho ban hành chính thức về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mặt hàng sữa dạng lỏng. Để tránh sự nhầm lẫn thì tên gọi “sữa tiệt trùng” sẽ được thay thế bằng khái niệm “sữa hoàn nguyên” và “sữa hỗn hợp”.
Từ nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện sản phẩm sữa thông qua tên gọi trên sản phẩm.
Sau hơn 2 năm, với sự tham gia của các cơ quan chức năng, các chuyên gia, các doanh nghiệp sữa, cơ quan truyền thông. Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường đã ký Thông tư 03/2017/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng với ký hiệu QCVN 5-1:2017/BYT. Theo đó, mặt hàng sữa dạng lỏng trên thị trường sẽ được phân chia thành 4 nhóm sản phẩm chính: Sữa tươi, sữa đặc, sữa hỗn hợp, và sữa hoàn nguyên.
Tên gọi "sữa tiệt trùng" được phân tách thành "sữa hỗn hợp" và "sữa hoàn nguyên"
Trong số đó người tiêu dùng có thể phân biệt ra theo những tiêu chí như sau:
-Sữa tươi là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu.
-Sữa hoàn nguyên được chế biến từ sữa bột hoặc sữa cô đặc.
-Sữa hỗn hợp là sản phẩm kết hợp giữa sữa hoàn nguyên và sữa tươi.
Khái niệm “tiệt trùng” sẽ được hiểu như là một biện pháp chế biến. Việc này sẽ tránh gây nhầm lẫn với loại sữa dạng lỏng làm từ sữa bột.
Theo đó, trong nhóm sữa, tươi, sữa hoàn nguyên hay sữa hỗn hợp đều có loại sữa được chế biến theo phương pháp thanh trùng hoặc tiệt trùng, có tách chất béo hoặc không.
Cụ thể, nhóm sữa tươi bao gồm: Sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng; sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng.
Các sản phẩm sữa lỏng còn lại gồm: Sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng; sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng; sữa đặc hoặc sữa đặc có đường bổ sung chất béo thực vật hoặc không.
Theo như thông tư mới ban hành này thì mỗi sản phẩm trên mặt chính sẽ phải ghi rõ bản chất của các sản phẩm theo đúng quy định của thông tư có hiệu lực từ 1/3/2018.
Như trước kia khái niệm “sữa tiệt trùng” dùng để chỉ các loại sữa dạng lỏng làm từ sữa bột. Điều này đã ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin và khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và chọn lựa không đúng sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp nuôi bò, sản xuất sữa chịu sự bất bình đẳng trong kinh doanh, tốn chi phí quảng bá không cần thiết để khẳng định "sữa tươi" khác "sữa tiệt trùng". Ngành chăn nuôi bò sữa trong nước vì thế cũng bị tác động tiêu cực.
Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội vào cuộc giám sát và kết luận cần sửa đổi. Đoàn giám sát của Quốc hội về An toàn thực phẩm và hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm cũng nêu vấn đề này ra Quốc hội. Là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm chính, Bộ Y tế đã lấy ý kiến để sửa đổi nội dung này từ tháng 6/2015.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét